Thế nào là nhân tài? Mẹo giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

1- Nhân tài là gì?

Trong Tam quốc diễn nghĩa có thể hiện rõ quan điểm thế nào là người nhân tài dưới cái nhìn của Gia Cát Lượng. Khi du thuyết Đông Ngô, Gia Cát Lượng đã có khẩu chiến với những nhà nho khác về học vấn và tài năng. Theo ông, nho quân tử khác với nho tiểu  nhân ở việc khi có những khó khăn thì họ có mưu để giải quyết chứ không chỉ học những sách văn chương.

Do đó, nhân tài là những người phải có khả năng giải quyết những khó khăn cho, chứ không phải chỉ dựa trên sách vở đơn thuần. Người tài có thể bắt tay vào giải quyết công việc mà không cần qua đào tạo. Người tuyển dụng và các đơn vị tuyển dụng nhân tài cấp cao cần có con mắt tinh tường để chọn đúng người cần cho công việc.

Nhân tài nói chung là những người có trí trí tuệ vượt bật, có lý tưởng sống cao đẹp, có khả năng đóng góp xuất sắc vào kho tàng trí trí tuệ của doanh nghiệp và nhân loại. Nhân tài trong doanh nghiệp là những người có kiến thức nền tảng tốt, có ý tưởng và giải pháp hay mới có thể tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là những người có tầm nhìn tốt, có khả năng dẫn dắt, tạo động lực tới đội ngũ nhân sự khác.

Hiên nay, nhân tài trong doanh nghiệp không chỉ được đánh giá qua trình độ mà thể hiện qua năng lực và những đóng góp của họ. Những minh chứng có thể thấy là Bill Gates, Thủ tướng Anh Tony Blair hoặc hay Thomas Edison,...

2- Những cách nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp

2.1- Nhận biết thông qua hành động và mục tiêu theo đuổi của cá nhân

Hành động và biểu hiện của cá nhân trong doanh nghiệp thể hiện rõ các mục tiêu họ theo đuổi. Những người giỏi nịnh bợ, họ thường quan tâm tới tư lợi cá nhân hay người chỉ chú ý tới ăn mặc thì họ thường sẽ có mục tiêu chính là ăn ngon mặc đẹp. Một nhân tài trong doanh nghiệp sẽ có chiến lược, mục tiêu theo đuổi rõ ràng và cái đích họ hướng tới không chỉ cho cá nhân mà mang cho toàn doanh nghiệp.

Nhân tài trong doanh nghiệp họ sẽ không sợ mất vị trí, họ sẽ không cố tìm cách thể hiện. Vì vậy, mọi lời nó, hành động đều tự nhiên và chân thành. Nhà quản lý khi nhận thấy những dấu hiệu này, đây chính là biểu hiện ban đầu của nhân tài trong doanh nghiệp của bạn và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng họ.

2.2- Nhận biết nhân tài thông qua hành động

Nhân tài thường tiềm ẩn trong các giai đoạn hình thành, đang trưởng thành hoặc phát triển. Nhưng đã là nhân tài thì họ sẽ có những tố chất bẩm sinh ngay từ đầu. Đo có thể là những tư duy khác người, là những phẩm chất đáng quý hoặc những biểu hiện vượt trội trong quá trình làm  việc.

Những nhân tài trong doanh nghiệp thường hội tủ đầy đủ những yếu tố khác với những người thường. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là quan sát và đánh giá chính xác sẽ dễ dàng nhận biết được đâu là nhân tài cần giữ chân.

2.3- Thông qua nhận xét từ nhân viên để đánh giá

Để nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp đòi hỏi người lãnh đạo cần có những ý kiến khách quan của mình, không bị các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng. Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp tối ưu nhất là lắng nghe ý kiến cấp dưới để quan sát và lưu tâm tới các nhân sự của mình. Chính những đánh giá từ đồng nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng để nhận biết người tài.

Trong Tam quốc, Lưu bị là người đã 3 lần lặn lội tới Tam cố thảo lư để mời Gia Cát Lượng về làm quân sự chính bởi những lời ca ngợi của mọi người. Thông thường những người tài thường có xuất thân khá thấp. Một khi được người khác ca ngợi, đây chính là nhân tài doanh nghiệp đang tìm kiếm nên doanh nghiệp mạnh không thể bỏ qua.

3- Làm thế nào để thu hút và giữ chân người tài trong doanh nghiệp?

3.1-  Định hướng chính xác nhiệm vụ và quyền hạn với nhân viên mới

Để giữ chân được ứng viên mới, hãy xác định rõ ràng về nhiệm vụ cũng như quyền hạn của họ trước khi bắt đầu tuyển dụng. Cách này giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được những nhân viên phù hợp nhất cho công việc, vừa giúp công việc sau này của họ được thuận lợi hơn. Đây là chiêu đơn giản để các doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp.

3.2-  Lãnh đạo giỏi- chiêu giữ chân nhân tài hiệu quả

Một điều không thể phủ nhận là bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tới nhân tài. Do đó, việc các nhân tài tìm tới doanh nghiệp thường băn khoăn lãnh đạo có giỏi hay không. Họ có thể giúp bạn phát triển năng lực của mình cũng như dễ dàng đạt vị trí họ mong muốn không. Do đó, nhân tài trong doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có những người lãnh đạo giỏi để họ có thể học tập và nể trọng.

Để tuyển dụng nhân tài, trước hết doanh nghiệp cần có những nhà quản lý tài năng nhất. Để xây dựng được điều này, các chế độ phúc lợi, môi trường làm việc chính là yếu tố quan trọng.

3.3- Xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng

Những người tài sẽ chọn những ông chủ giỏi, các công ty có chiến lược phát triển lâu dài. Không có chiến lược rõ ràng, sự đóng góp của nhân viên sẽ trở lên vô cùng lãnh phí. Chắc chắn khi tuyển dụng nhân tài,  không một người tài nào muốn làm việc tại các công ty không có tương lai, không có môi trường để họ phát triển và cống hiến.

3.4 - Chế độ phúc lợi đảm bảo

Xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp năng lực và vị trí ứng viên là cách thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả. Nếu nhân tài không có được chế độ phúc lợi phù hợp với năng lực họ cống hiến, chắc chắn họ sẽ không muốn gắn bó lâu dài. Vì thế khi tuyển dụng nhân tài, cần xây dựng chế độ phúc lợi công bằng, hợp lý rất quan trọng để các doanh nghiệp quản trị nhân sự hiệu quả.

Các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo cơ hội thăng tiến cho nhân viên để họ cố gắng hết minh với công việc. Một người tài năng nếu không có môi trường thăng tiến, không có thử thách sẽ rất nhàm chán và nhanh chóng rời bỏ doanh nghiệp.

3.5 - Xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng xây dựng nên nền tảng doanh nghiệp vững chắc nhất. Đó là các hoạt động thường niên, tác phong làm việc của các nhân viên trong doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ nhân viên cùng chí hướng với những giá trị văn hóa riêng biệt giúp thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Một thương hiệu tuyển dụng xấu, nền tảng văn hóa không vững chắc rất khó cho việc tuyển dụng. Thông qua văn hóa lớn mạnh, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng nhân tài các nhân tài tiềm năng cho doanh nghiệp. Một khi họ đã yêu thích văn hóa công ty, yêu thíchcảm thấy phù hợp với văn hóa này, họ sẽ muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn.

Nhân tài trong doanh nghiệp đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, hãy xây dựng môi trường tốt cho doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp tốt nhất cho mình.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO