Vì sao phải bảo trì máy móc?

Bảo trì máy móc là một trong những giải pháp tối ưu nhất để giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách. Nếu thực hiện tốt công đoạn này, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp vô cùng to lớn.


1. Bảo trì máy móc mang lại lợi ích cao

Qua kết quả điều tra người ta nhận thấy rằng trong một năm nếu tăng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy móc, thiết bị lên 1% thì hiệu quả kinh tế mang lại cho các đơn vị sản xuất sẽ rất lớn:

- Nhà máy thép: khoảng  10 tỷ đồng, nhà máy giấy: khoảng 11 tỷ đồng, nhà máy điện: khoảng  10 tỷ đồng, nhà máy xi măng: khoảng  21 tỷ đồng, nhà máy hoá chất: khoảng  5 tỷ đồng.

Vì vậy nếu có những giải pháp quản lý bảo trì và các kỹ thuật bảo trì thích hợp, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích.

2. Thiệt hại do thiết bị hư hỏng cực kỳ cao

- Thiệt hại trong một giờ ngừng máy ở một số lĩnh vực: Dầu khí: vài triệu USD, thép: 10.000 USD, giấy: 10.000 – 20.000 USD,  hoá nhựa: 75.000 USD, điện: 10.000 USD,  sản xuất lon bia: 9.000 USD, …

- Máy ghép đùn của một công ty bao bì nhựa tại Thành Phố Hồ Chí Minh bị ngừng 310 giờ trong một năm do hư hỏng làm công ty bị thiệt hại hơn 3 tỉ đồng/năm.

- Đĩa cứng của hệ thống điều khiển dây chuyền thiết bị của một công ty sản xuất nguyên liệu nhựa bị hỏng làm toàn bộ nhà máy ngừng sản xuất trong 14 ngày và có nguy cơ mất thị phần khoảng 90 % tại Việt Nam. Một giờ ngừng sản xuất làm công ty thiệt hại 75.000 USD.

- Một giờ ngừng sản xuất do hư hỏng của dây chuyền thiết bị nghiền đá mới lắp đặt tại một công ty xi măng có thể gây thiệt hại khoảng 2,1 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể phòng tránh hư hỏng bằng các kỹ thuật giám sát tình trạng, nhờ đó tiết kiệm nhiều loại chi phí.


Thực vậy quá trình hư hỏng của trang thiết bị diễn ra trong một khoảng thời gian, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn người ta đều có những phương pháp phù hợp để kiểm tra, từ đó có những biện pháp kịp thời để kéo dài thời gian sử dụng thiết bị.

3.Tiết kiệm cực lớn từ hiểu biết về chi phí chu kỳ sống

Chi phí chu kỳ sống (Life Cycle Cost - LCC) của thiết bị là toàn diện các loại chi phí mà khách hàng (người mua, người sử dụng) phải trả từ lúc mua cho đến khi loại bỏ, thanh lý thiết bị này.

- Chi phí chu kỳ sống có thể bằng từ 4 đến 40 lần giá mua thiết bị ban đầu. Vậy thì giữa giá mua ban đầu và chi phí chu kỳ sống cái nào là quan trọng hơn?

* LCC được dùng để giúp doanh nghiệp:

- So sánh lựa chọn để mua các sản phẩm, thiết bị.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm, độ tin cậy của thiết bị để làm giảm LCC.

- Xây dựng tổ chức bảo trì sao cho hiệu quả hơn.

* Chi phí chu kỳ sống và lợi nhuận chu kỳ sống:

Doanh nghiệp sẽ quyết định mua thiết bị nào có lợi nhuận chu kỳ sống là lớn nhất hay chi phí chu kỳ sống nhỏ nhất.

Tham khảo khóa học " Quản trị, bảo trì bảo dưỡng thiết bị, xưởng sản xuất" được giảng dạy bởi các giảng viên có bề dày thành tích và kinh nghiệm tại trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


 

Tham khảo thêm

>> Chiến lược bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, xưởng sản xuất hiệu quả


 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO