Tư duy phân tích: Vai trò và cách cải thiện tư duy phản biện

Tư duy là cách kích thích bộ não con người phát triển. Tư duy có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Vậy tư duy là gì ? Vai trò và cách cải thiện tư duy phân tích như thế nào?

Tư duy phân tích là gì? Vai trò, cách cải thiện tư duy phân tích?

Tư duy là cách kích thích bộ não con người phát triển. Tư duy có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Vậy tư duy là gì ? Vai trò và cách cải thiện tư duy phân tích như thế nào?

1. Tư duy phân tích là gì? Ý nghĩa của tư duy phân tích:

Phân tích là chia nhỏ từng sự việc, sự vật, hiện tượng, tình huống,... Có thể gọi chung là nhóm đối tượng với những thành phần khác nhằm so sánh, đánh giá về mặt tính chất, mối quan hệ giữa các thành phần và vai trò của mỗi thành phần lên các đối tượng.

Dựa trên những tiêu chí phân tích, đánh giá để tìm mối quan hệ và tác động của đối tượng này lên các đối tượng khác.

Tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng nhằm xác định từng thành phần tham gia vào đối tượng và tìm mối liên kết, quan hệ để đánh giá các tính chất, vị trí, vai trò, đặc trưng của đối tượng có mối quan hệ với những đối tượng khác.

Tư duy phân tích có xu hướng tư duy theo độ sâu. Mức độ sâu của tư duy được đánh giá thông qua những yếu tố về đặc điểm, tính chất, đặc trưng và vai trò mà tư duy phân tích có được.

2. Đặc điểm của tư duy phân tích:

Loại tư duy này có nhiều khả năng như phá vỡ bất cứ vấn đề nào để đưa ra giải pháp và chỉ ra các tác động mà một số quyết định có thể có, nếu nó đem tới kết quả tốt sẽ gợi ý một số hướng xử lý tình huống liên quan trên những thông tin mà họ thu thập.

Để có thể hiểu được những gì diễn ra, bạn cần phải nắm được toàn bộ thông tin liên quan. Bạn có thể sử dụng các phương pháp đặt câu hỏi khác để có được tất cả thông tin liên quan đến vấn đề.

Trong tư duy tập trung: Hướng về hành động trực tiếp, nó không thể hiện mối quan tâm cao đối với việc tuyên bố vấn đề mà thay vào đó nó tìm ra giải pháp tối ưu cho xung đột bằng cách xem xét những khía cạnh được trình bày.

Điều này rất tuyến tính: Nó liên quan với thực tế là không có bước nào của quy trình bị bỏ qua, bởi vì nó được dẫn dắt bằng một cấu trúc có kế hoạch, được sắp xếp và logic hơn nhiều.

Nó là hành động: Ông xem xét tất cả những câu hỏi cần thiết đối với một cuộc xung đột cụ thể, nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất cho một vấn đề đó, cố gắng xác định nguyên nhân cho mỗi chi tiết nhỏ và chú ý đến nhiều khía cạnh hơn là các mối quan hệ.

2.1. Tư duy có tính vấn đề:

Vấn đề là trong hoàn cảnh, tình huống có mục đích nhất định, một vấn đề mới xảy ra nhưng đối phó với vấn đề đó là các tri thức và phương pháp tư duy cũ không đủ khả năng giải quyết, cho dù nó rất cần thiết.

Tư duy sẽ xuất hiện khi gặp phải các tình huống, hoàn cảnh có vấn đề. Với các vấn đề mới mẻ và phức tạp như vậy, con người không thể áp dụng theo phương pháp giải quyết cũ, thay vào đó là phải nghĩ tới cách thức giải quyết mới hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ hoàn cảnh nào tư quy cũng nảy sinh. Vấn đề chỉ trở thành tình huống mới và chưa hề có khi nào chủ thể nhận thức ra tình huống có vấn đề, nhận thức về các yếu tố đang tồn tại trong vấn đề ấy và chủ thể phải có trách nhiệm giải quyết chúng, phải trang bị tri thức liên quan tới vấn đề.

2.2. Tư duy có tính gián tiếp:

Tư duy của con người không nhận thức về nó một cách trực tiếp mà là nhận thức gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy thể hiện ở chỗ muốn có được tư duy tốt con người phải biết sử dụng nó. Ngôn ngữ giúp con người sử dụng các kết quả của nhận thức (lý thuyết, nguyên tắc, định luật, v.v. ..) cùng với kinh nghiệm sẵn có của mình vào quá trình tư duy (đối chiếu, phân tích, giải thích, . ..) nhằm nắm được bản chất của từng sự vật, hiện tượng trong đời sống.

Ngoài ra, tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện qua việc con người sử dụng phương pháp, công cụ máy móc để nhận thức sự vật chứ không trực tiếp chạm đến chúng. Bên cạnh đó, tính gián tiếp của tư duy cũng giúp con người có được những phán đoán mang tính khách quan với các sự vật, hiện tượng diễn ra trong cả quá khứ và tương lai. Ví dụ như: Dự báo thời tiết, dự báo về biến đổi khí hậu, dự báo về tình hình tăng trưởng kinh tế.

2.3. Tư duy có sự trừu tượng và khái quát:

Trừu tượng là quá trình sử dụng trí tuệ để lưu giữ lại những điều quan trọng cho tư duy, hoặc vứt bỏ đi những cái không cần thiết. Khái quát là dùng trí tuệ tập hợp các chủ thể khác nhau vào trong cùng một nhóm, dựa trên những thuộc tính và đặc điểm tương tự nhau.

Trừu tượng và khái quát của tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cao, không có trừu tượng thì con người không thể bắt đầu tiến hành khái quát, có trừu tượng mà không có khái quát thì hạn chế trong quá trình tiếp nhận sự hiểu biết các vấn đề, sự vật và hiện tượng. ..

2.4. Tư duy có quan hệ với ngôn ngữ:

Ngôn ngữ đóng vai trò quyết định và là phương tiện quan trọng diễn tả kết quả của quá trình tư duy . Mà muốn chủ thể và người khác tiếp nhận kết quả của quá trình tư duy như ý tưởng, kiến thức, . .. thì mọi sự vật, hiện tượng cần phải có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ mà chúng ta đang dùng hiện nay chính là kết quả của quá trình tiến hoá tư duy dài lâu trong lịch sử loài người. Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ cũng chỉ là thứ vô dụng và nếu không có ngôn ngữ thì các kết quả của tư duy sẽ không thể được tiếp nhận.

3. Quá trình tư duy phân tích:

3.1. Thu thập thông tin:

Đây cũng là bước quan trọng của quá trình tư duy phân tích nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề. Bạn cần phải thu thập các thông tin liên quan về sự vật, hiện tượng và vấn đề cần phân tích. Không nên thu thập những thông tin không liên quan nhằm tránh việc gây nhiễu và rối thông tin.

Để có thể thu thập được thông tin thì bạn cần đặt ra các câu hỏi logic và hợp lý liên quan đến vấn đề.

3.2. Nhận biết những vấn đề diễn ra

Khi bàn về tư duy phân tích thì điều đầu tiên bạn cần phải có khả năng nhận biết vấn đề căn cứ theo bối cảnh và mối liên hệ với vấn đề. Nhận biết vấn đề để biết cần giải quyết vấn đề ở đâu.

3.3. Sắp xếp những thông tin thu được

Sau khi thu thập được thông tin, chúng ta phải phối hợp và sắp xếp lại các thông tin cho hợp lý. Dựa trên những thông tin sắp xếp và thu thập được bạn sẽ có tầm nhìn chiến lược để đưa ra các quyết định thích hợp. Đây cũng là nền tảng và phương pháp giúp giải quyết vấn đề.

4. Vai trò của tư duy phân tích:

Tư duy có ý nghĩa rất lớn với đời sống xã hội cũng như trong quá trình học tập của con người. Tư duy giúp con người nhận biết các quy luật tự nhiên từ đó có thể dự báo một cách khoa học xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch biện pháp cải tạo thích hợp.

Có thể nói, khả năng tư duy là một trong những kỹ năng có giá trị nhất và có tính thực tiễn cao nhất mà mỗi người phải có nhằm sản xuất, lao động có hiệu quả. Vì ngày này với sự phát triển của công nghệ và kiến thức cao, người ta làm việc dựa trên kỹ năng tư duy, chứ không tốn thêm thời gian cho công việc. Mỗi người cần áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân vào công việc của mình như thế nào để đem đến hiệu quả lớn hơn, có giá trị cao hơn.

Tư duy giúp con người tiếp nhận, xử lý và phân tích dữ liệu để ra quyết định cũng như phối hợp với người khác trong các vấn đề, trao đổi ý kiến, phát triển cá nhân. Có thể nói, tư duy là một trong các kỹ năng có giá trị nhất và có tính ứng dụng cao nhất nên mỗi người chúng ta đều cần có cơ hội học hỏi để làm việc có hiệu quả. Nhưng ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ, người ta làm việc dựa trên những kỹ năng tư duy mà không sử dụng nhiều thời gian cho công việc. Mỗi người cần áp dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã có của bản thân vào công việc của mình làm cho có hiệu quả cao hơn nữa.

Tư duy giúp con người học cách tìm kiếm, khai thác và sử dụng dữ liệu, ra quyết định cũng như phối hợp với người khác để có thể xử lý tình huống, hình thành ý tưởng, phát huy năng lực bản thân.

Tiềm năng của não bộ có thể nói là vô cùng lớn. Do đó, mỗi người hãy để cho não được làm việc liên tục, thường xuyên trau dồi kỹ năng tư duy cho bản thân mình nhằm học hỏi và làm việc có hiệu quả, mang lại năng suất cao hơn

5. Các cách cải thiện tư duy phân tích của con người:

Quan sát: Hãy quan sát những con người, sự vật xung quanh thông qua nhiều giác quan để hiểu vấn đề đang diễn ra.

Đọc nhiều sách: Giúp tăng cường năng lực nhận thức của bản thân mình thì bạn phải thường xuyên vận động trí óc, tâm hồn của mình và đọc sách là một phương pháp tốt nhất.

Hiểu được cách để một sự vật và hiện tượng vận hành: Ngoài việc cố gắng tìm được nguyên nhân thì bạn cũng biết cách để sự vật và hiện tượng xung quanh hoạt động.

Đặt câu hỏi xung quanh hiện tượng: Sự tò mò sẽ khiến đầu óc của ta mở rộng và thông minh hơn, thúc đẩy việc học tập hiểu biết hơn.

Chơi các trò chơi liên quan đến tư duy: Tham gia trò chơi sẽ giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ nhất là khả năng tư duy logic trong cờ vua, cờ tướng, …

Thường xuyên rèn luyện kỹ năng trả lời vấn đề: Học hỏi và hiểu biết chỉ là lý thuyết, bạn cần phải thường xuyên luyện tập để nhớ lâu hơn.

Từ ý nghĩ đi đến quyết định của bản thân mình: Muốn giải quyết vấn đề này bạn cần phải có sự quyết định của chính bản thân mình. Từ suy nghĩ bạn phải đưa ra các quyết định cần thiết.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO