Có lẽ không cần phải bàn cãi quá nhiều về vai trò chủ chốt của Quản đốc sản xuất trong các phân xưởng. Quản đốc sản xuất là người trực tiếp điều hành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả công việc quản lý của họ sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của phân xưởng và của toàn bộ nhà máy.
Trong phân xưởng, một người Quản đốc giỏi cần phải nắm vững không những kiến thức về mặt chuyên môn mà còn phải giỏi về điều hành tổng thể. Chính vì thế, để thực hiện tốt công việc mình, đòi hỏi người Quản đốc cần có một cái đầu lạnh xử lý công việc và một trái tim ấm để luôn hòa đồng, cởi mở với anh em trong phân xưởng.
Là người Quản đốc giỏi đã khó, trở thành người Quản đốc sản xuất tận tâm là cả một thử thách lớn mà ai cũng muốn hướng tới. Sau đây là một số “nguyên tắc vàng” giúp bạn có thể bỏ túi sử dụng ngay:
1. Thiết lập được sự tin cậy giữa cấp trên và cấp dưới
Quản đốc sản xuất vừa phải làm gương cho anh em trong xưởng vừa làm theo chỉ đạo bên trên nhưng sẽ không quá khó khăn nếu biết lắng nghe và xử lý thông tin hiệu quả. Quan trọng hơn hết là nhiệt tình hỗ trợ công nhân tại xưởng để phát triển kỹ năng cho họ, đầu tư cho đội ngũ kế nhiệm và hơn hết tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Hãy trao cho công nhân quyền tự chủ ở một mức độ cho phép, để họ làm việc với tâm thế thoải mái, sẵn sàng đóng góp sức mình vào mục tiêu chung. Tạo động lực, khuyến khích mọi người đương đầu với mọi khó khăn, trở ngại.
2. Phân công công việc hợp lý
Phân công công việc có lẽ là một trách nhiệm đòi hỏi ở người Quản đốc sản xuất rất nhiều kỹ năng. Làm sao để phân công đúng người đúng việc: Right Place – Right Person?
Quản đốc sản xuất cần giao rõ nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng công việc. Đề ra thời hạn hoàn thành công việc hợp lý. Một khi công việc được phân công hợp lý sẽ tiết kiệm thời gian, giảm bớt áp lực công việc, khích lệ tinh thần làm việc và tạo tình đoàn kết trong xưởng.
3. Có phương pháp làm việc hiệu quả với tác phong làm việc của cấp dưới
Người Quản đốc tận tâm là người có khả năng quan sát và thấu hiểu đặc điểm, phong cách làm việc của cấp dưới mình để từ đó có kỹ năng ứng xử và phân công công việc thật hợp lý.
Kiểu người 1: Kỹ năng yếu, làm biếng
- Hướng dẫn rõ ràng, theo dõi quan sát thường xuyên xem xét sự tiến bộ
- Khen ngợi khi làm tốt
- Phản hồi khi sai lỗi
- Có biện pháp kỷ luật khi liên tục sai phạm
Kiểu người 2: Kỹ năng yếu, nhiệt tình
- Không phân công họ làm những việc quá khó, hướng dẫn rõ ràng.
- Cung cấp đào tạo liên quan đến công việc
- Khen ngợi khi làm tốt, động viên, khuyến khích nhiều, cho họ thấy mình đánh giá cao sự cần mẫn, nhiệt tình
- Nếu có sai lỗi, phản hồi nhẹ nhàng
Kiểu người 3: Kỹ năng tốt, làm biếng
- Tỏ rõ quan điểm: biết được khả năng của họ nhưng không hài lòng với thái độ và cung cách làm việc thế này
- Thường xuyên, giám sát, khen ngợi khi có tiến bộ
- Hỗ trợ khuyến khích họ tham gia đóng góp nhiều hơn vì mục tiêu chung
- Chỉ áp dụng biện pháp kỷ luật khi không thể giải quyết bằng nói chuyện cởi mở
- Nếu vẫn không thay đổi, đưa ra hình thức kỷ luật
Kiểu người 4: Kỹ năng tốt, nhiệt tình
- Bày tỏ sự cảm kích và đánh giá cao về thái độ và tác phong làm việc của họ
- Thử thách họ bằng cách giao thêm trách nhiệm, những công việc phức tạp hơn bình thường
- Tham khảo ý kiến chuyên môn của họ, tạo cơ hội để họ tham gia việc quyết định công việc
- Đề nghị thăng tiến nếu có những sáng kiến và đóng góp lớn
Đầu tư nâng cao năng lực quản lý của Quản đốc sản xuất là một việc làm cần thiết của mỗi Doanh nghiệp trong thời buổi ngày nay. Đến với Khóa học “Quản đốc sản xuất chuyên nghiệp” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM cùng các chuyên gia SAM trang bị một số công cụ, phương pháp trong quản lý năng suất, quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản trị tồn kho, đảm bảo an toàn lao động, các công cụ cải tiến KAIZEN, 5S… Đồng thời nắm bắt cách thức quản trị nhân sự trong sản xuất một cách uyển chuyển, hiệu quả góp phần ổn định và phát triển sản xuất cho doanh nghiệp.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua
Số điện thoại: (08) 39381118 - 39381119
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn