KPIs là công cụ then chốt để quản trị nhân sự. Bởi lẽ khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), doanh nghiệp các nước trong khu vực sẽ tự do trao đổi nguồn nhân lực, việc tự do hóa trao đổi này có thể khiến các doanh nghiệp đánh mất nhân tài hoặc khi đã sở hữu những người tài vẫn không thể nào khai thác hết tài năng của họ. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải căng đầu giải bài toán hóc búa "giữ chân nhân tài".
Công tác quản lý kho bãi, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được thông tin về hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu và sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Từ đó, người quản lý doanh nghiệp có thể đề ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp lo lắng tăng lương sẽ phải cõng thêm hàng loạt chi phí. Còn người lao động sợ trong lúc khó khăn, các doanh nghiệp sẵn sàng cắt giảm lao động. Trong lúc này, người lao động nếu mất việc thì khó khăn còn chồng chất hơn, bởi với họ thu nhập và việc làm có vai trò quan trọng như nhau. Tăng lương tối thiểu là một bài toán khó cho các doanh nghiệp. Đây không chỉ là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam mà với tất cả các nước trong khu vực vì nó gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt, khi lương tăng đòi hỏi năng suất lao động cũng phải tăng tương xứng.
Vài năm trở lại đây, phong trào áp dụng và triển khai Lean có nhiều chuyển biến tích cực hơn thông qua các hoạt động của câu lạc bộ “Lean6sigma network”. Có thể kể tên các doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai áp dụng Lean khá thành công như: Hải sản Minh Phú, Bút bi Thiên Long, Giày dép Bitis, May Minh Hoàng,…Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng hoạt động cải tiến liên tục theo Lean, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể đạt được kết quả như mong muốn.