Chiến lược lãnh đạo chính là quá trình hiện thực hóa giấc mơ của người chủ doanh nghiệp là sự cổ vũ nhân viên thực thi kế hoạch kinh doanh. Vậy, làm thế nào để kết nối một cách hiệu quả giữa chiến lược lãnh đạo với chiến lược kinh doanh? Để đảm bảo các mục tiêu kinh doanh, người chủ doanh nghiệp cần thực thi chiến lược lãnh đạo song song với chiến lược kinh doanh của cả công ty lẫn các bộ phận chức năng khác. Muốn làm được điều này người lãnh đạo phải biết cách đối ngoại và chia sẻ với nhân viên về “giấc mơ” của mình cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. (Thạc sĩ Trần Anh Tuấn – đối tác điều hành The Pathfinder Consulting)
Việc sử dụng các công cụ hiện đại như KPI theo định dạng BSC sẽ giúp người chủ doanh nghiệp triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên.
Vậy KPI là gì?
Thứ nhất: chỉ số KPI hướng tới tương lai hơn, liên kế chặt chẽ hơn với các mục tiêu chiến lược và mang tính hành động rõ ràng hơn. Một cách khác để phân biệt KPI với các thước đo lường khác là đặt ra những câu hỏi liệu những số liệu được đưa ra là mang tính chiến lược hay vận hành. Với KPI, ưu tiên không phải là để tiến gần với đo lường trong thời gian thực bởi vì KPI tập trung hơn vào chiến lược. Do đó, trong khi các chỉ số đo lường hoạt động cần được giám sát giờ này qua giờ khác, ngày này qua này qua ngày khác hoặc phải được điều chỉnh thường xuyên, KPI lại không thay đổi nhiều.
Thứ hai, KPIs có thể định lượng được nhưng lại không nhất thiết phải được trình bày dưới dạng tiền tệ. Nghĩa là, có loại chỉ số KPI tài chính và phi tài chính. Thời gian gần đây, sự tích hợ của cả 2 loại KPI này nhờ sử dụng khuôn khổ Thẻ điển cân bằng đang dần trở nên phổ biến. “Cách tiếp cận này kết hợp giữa những thước đo nhìn về quá khứ truyền thống với các thông tin về những việc dang diễn ra trong kinh danh, thông thường sử dụng các dữ liệu định lượng nhưng lại phi tiền tệ” (CGMA, 2012). Dựa theo khuôn khổ thẻ điểm cân bằng (Balanced Scoreboard - BSC) của Kaplan và Norton, có bốn khía cạnh trong một doanh nghiệp mà KPI có thể được hình thành:
Thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ xây dựng được một tầm nhìn chung chung, theo kiểu: “Tôi sẽ vươn lên vị trí dẫn đầu ngành trong 10 hay 20 năm tới”. Song vấn đề đặt ra là phải “chi tiết hóa” giấc mơ ấy – phải xác định một cách rõ ràng rằng doanh nghiệp mình sẽ dẫn đầu ở khía cạnh nào (Về tính sáng tạo hay chỉ số hài lòng của khách hàng,…) và tiếp tục thiết lập những mục tiêu cụ thể. Sự gắn kết chặt chẽ giữa giấc mơ và mục tiêu của người lãnh đạo với kế hoạch hành động của cấp dưới qua phương thức phân quyền, trao quyền, giao chỉ tiêu, phân bổ nguồn lực – ngân sách… luôn mang lại sự thành công cho mọi chiến lược quản trị doanh nghiệp.
Với công cụ đo lường hiệu quả công việc KPI, người lãnh đạo có thể đánh giá năng lực cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên một cách rõ ràng hợp lý.