QA và QC giống và khác nhau như thế nào?


QA: Quality Assurance (Engineer) là Kỹ sư Đảm bảo chất lượng. Công việc chính của những người làm bên lĩnh vực này trước hết là thiết lập và xây dựng sổ tay và các quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi đang áp dụng. Ví dụ: hệ thống ISO 9001, tiêu chuẩn ASME….. Trong quy trình hệ thống chất lượng tại công ty áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được chia là 4 cấp (level) như sau:
  • Cấp I (level I): Sổ tay chất lượng trong đó viết đầy đủ chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của công ty
  • Cấp II: Quy trình hệ thống chất lượng.
  • Cấp III: Các quy trình áp dụng hay hướng dẫn công việc cho sản phẩm hoặc chi tiết gia công đang gia công.
  • Cấp IV: Các biểu mẫu, rất quan trọng vì đây là bằng chứng để người quản lý chất lượng có thể dùng nó truy tìm các điểm không phù hợp của hệ thống (điểm NC) hay truy tìm nguồn gốc sản phẩm, vv….

Ngoài ra QA Engineer còn làm các công việc như:

  • Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng hàng năm của công ty.
  • Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất.
  • Phối hợp với bên sản xuất khi có khách hàng đánh giá công ty
  • Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định (ví dụ: các báo cáo hồ sơ hoàn thành dự án)
  • Đánh giá nhà cung cấp, thầu phụ thực hiện các công việc tại của công ty (nếu có)
  • Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như những thay đổi của hệ thống và quy trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Đó là những công việc của kỹ sư QA. QA còn có thể được gọi là PQA (process quality assurance).

Trên thực tế PQA đóng một vai trò quan trọng và có nhiều quyền lực trong công ty, tổ chức nhưng hiện nay mức thù lao mà các PQA nhận được còn khá khiêm tốn so với những gì họ đóng góp, đôi khi họ bị coi thường. Những người coi thường, thường là những người đang ở vị trí quan trọng nhưng quan điểm lạc hậu về sản xuất và chất lượng.

QA và QC

 

QC: Quality Control (Engineer) là Kỹ sư Quản lý chất lượng. Đây là những người trực tiếp làm kiểm tra cho các sản phẩm thực tế từng công đoạn của sản xuất.

  • Lập kế hoạch kiểm tra.
  • Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
  • Lập các báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
  • Lập các báo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, kiểm tra.
  • Kênh thông tin với giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm.

Kỹ sư QC đòi hỏi bạn có kiến thức về sản phẩm đang làm, hiểu nội dung bản vẽ, thứ tự các công đoạn sản xuất. Giám sát thường xuyên và trực tiếp tại hiện trường sản xuất….

QA và QC

 

Như vậy QA và QC là hai lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan nhưng hoàn toàn tách biệt, QA bao quát tổng thể hệ thống chất lượng, liên quan đến toàn bộ và sâu rộng đến các phòng ban trong tổ chức. Còn QC cụ thể hơn, nó kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay công đoạn, QC thuộc kiểm soát của QA.

Để tìm hiểu sâu hơn trong lĩnh vực QA, hãy đến tham gia khóa đào tạo “Chuyên viên QA chuyên nghiệp – Professional Quality Assurance” của Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM. Với phương pháp thực hành 70%, lý thuyết 30%, ngoài những lý thuyết nền, học viên sẽ được các giảng viên giàu kinh nghiệm chia sẽ về các bí quyết, “thủ thuật” trong lĩnh vực chuyên môn giúp họ nâng cao tay nghề và hiệu quả trong công việc.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (028) 35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


Xem thêm các bài viết liên quan: 

QA và QC QA và QC
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO