Bà Mai Kiều Liên – Chỉ tịch kiêm CEO Vinamilk.
Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất và cổ phiếu blue – chip tại Việt Nam có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết năm 2006.
Bà Liên lèo lái Vinamilk ra thị trường quốc tế, hiện xuất khẩu sang 23 quốc gia. Bà sinh ra tại Pháp, được đào tạo tại Moscow và quay về Việt Nam năm 1976. Bà gia nhập công ty Sữa – Cà phê miền Nam, tiền thân của Vinamilk do nhà nước quản lý. Bà có quan điểm bảo thủ về tài chính, tránh vay mượn, đòn bẩy.
Theo tạp chí Corporate Governamce Asia (Hong Kong) thì bà là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam lọt vào danh sách “Những CEO thành công nhất châu Á 2012″. Vinamilk được cho là ứng viên có thể lọt vào danh sách Fab 50 (50 công ty niêm yết lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương do Forbes châu Á bình chọn).
Bà Phạm Thị Việt Nga, 61 tuổi – Chủ tịch Dược Hậu Giang (DHG)
Tạp chí Forbes khen ngợi kể từ khi gia nhập Dược Hậu Giang năm 1988, bà Phạm Thị Việt Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoáng Việt. Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm. Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD.
Bà tham gia Mặt trận giải phóng miền Nam từ năm 14 tuổi. Sau đó, bà đi học và lấy bằng tiến sĩ kinh tế năm 2004, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 2008. DHG niêm yết trên sàn chứng khoáng năm 2006, giá trị vốn hóa thị trường hiện nay tăng gấp 55 lần đạt 227 triệu USD.
Với sự thay đổi của diện mạo kinh tế, phụ nữ Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò hàng đầu của họ không chỉ trong gia đình mà cả ngoài xã hội và trên thương trường. Nữ doanh nhân ngày càng chiếm nhiều vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nhiều công ty tên tuổi hàng đầu trong nước hiện nay do các nữ doanh nhân lãnh đạo và đang hoạt động hiệu quả ngay cả trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.