Những yêu cầu của việc soạn thảo văn bản

Công việc soạn thảo văn bản giờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững các nguyên tắc gõ văn bản cơ bản nhất.

Sự cần thiết phải học soạn thảo văn bản: Dù bạn đang làm công việc gì, ở bất cứ vị trí nào cấp quản lý hay nhân viên, trong DN tư nhân hay nhà nước thì bạn đều phải tiếp xúc, xử lý với các loại văn bản. Vì vậy công tác soạn thảo văn bản là một mảng không thể thiếu trong công việc và hoạt động quản lý.


Khái niệm về kỹ thuật soạn thảo văn bản

Văn bản là phương tiện để ghi nhận những thông tin, truyền đạt các thông tin từ chủ thể này đến chủ thể khác bằng một ký hiệu hoặc bằng ngôn ngữ nhất định nào đó.

Kỹ thuật soạn thảo văn bản là những quy trình, những đòi hỏi trong các quá trình diễn ra một cách liên tục từ khi chuẩn bị soạn thảo đến khi soạn thảo, và chuyển văn bản đến nơi thi hành. Gắn liền với quy trình và những đòi hỏi là những quy tắc về việc tổ chức biên soạn, thu thập tin tức, khởi thảo văn bản và cả ngôn ngữ thể hiện trong văn bản.

Ý nghĩa của kỹ thuật soạn thảo văn bản


Kỹ thuật soạn thảo văn bản có rất nhiều ý nghĩa. Nhưng ý nghĩa có tính chất cơ bản nhất phải kể đến là làm cho người nhận được văn bản dễ hiểu, và hiểu được một cách thống nhất.

Những yêu cầu về việc soạn thảo văn bản

1. Để đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng và có chất lượng là phải nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hoá.

2. Các thông tin được sử dụng đưa vào văn bản phải cụ thể và đảm bảo chính xác. Không nên viết văn bản với những thông tin chung và lặp lại từ các văn bản khác.

3. Đảm bảo cho văn bản được ban hành đúng thể thức. Thể thức được nói ở đây là toàn bộ các thành phần cấu tạo nên văn bản. Chúng đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và được sử dụng thuận lợi trước mắt cũng như lâu dài trong hoạt động quản lý của các cơ quan. Một văn bản đầy đủ các thể thức yêu cầu phải có các thành phần: quốc hiệu; địa điểm, ngày, tháng ban hành văn bản; tên cơ quan, đơn vị ban hành; số và ký hiệu; tên loại và trích yếu nội dung; nội dung; chữ ký của người có thẩm quyền; con dấu hợp thức của cơ quan; địa điểm nơi văn bản được gửi đến (nơi nhận), v.v...

4. Sử dụng các thuật ngữ và văn phong thích hợp. Nếu thụât ngữ và văn phong không được lựa chọn thích hợp cho từng loại văn bản khi soạn thảo thì việc truyền đạt thông tin qua văn bản sẽ thiếu chính xác. Điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến nội dung văn bản.

5. Văn bản phải thích hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ, không dùng chỉ thị thay cho thông báo và ngược lại. Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự phân biệt rõ ràng các loại văn bản trước khi lựa chọn.

Tóm tắt các bước soạn thảo văn bản

Bước chuẩn bị

1. Xác định mục tiêu

2. Chọn loại văn bản

3. Sưu tầm tài liệu

- Hồ sơ nguyên tắc

- Hồ sơ nội vụ

4. Xin chỉ thị cấp lãnh đạo

5. Hỏi ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan

6. Suy luận ( các loại vi phạm mà văn bản có thể mắc)

- Thẩm quyền

- Hình thức

- Vi phạm pháp luật

Bước viết dự thảo

1. Lập dàn bài

2. Thảo bản văn theo dàn bài

3. Kiểm tra 

Có thể nói soạn thảo văn bản có vị trí quan trọng trong bất kỳ cơ quan, đơn vị tổ chức nào. Văn bản được ví như bốn bánh xe giúp cho xe có thể chuyển động được. Một văn phòng hoạt động khoa học, có kỷ cương nề nếp, có đủ các điều kiện phương tiện hiện đại thì công việc sẽ chạy đều, quản lý hành chính sẽ thông suốt. Ngược lại, sẽ là một lực cản rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như hiệu suất kinh doanh. Vậy làm thế nào để có kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính tốt? Những điều trên sẽ được chia sẻ tại Chương trình đào tạo khóa học “Nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản” của Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học Anh/ Chị vui lòng liên hệ Phòng Tư vấn Trường SAM

Email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn

Hoặc ĐT: (08) 39381118 - (08) 39381119 

 

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO