Nhiều người thấy anh hay “bao đồng”, làm thay việc cho đồng nghiệp đã thắc mắc, tại sao phải nhọc công như vậy... Anh chỉ nghĩ đơn giản rằng mình là tổ trưởng, nếu ngồi chơi hoặc làm dở, công nhân sẽ không phục...
Không lúc nào chịu đứng yên một chỗ mà cứ thoăn thoắt đi từ đầu đến cuối chuyền may: Hết bê nguyên phụ liệu cho chị em, lại hướng dẫn công nhân (CN) thực hiện một thao tác khó, rồi kiểm tra sản phẩm vừa hoàn tất... Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Giám đốc Xí nghiệp (XN) Hòa Phú (Công ty Cổ phần May Sài Gòn 2), cho biết: Mộng là tổ trưởng nam duy nhất trong số 14 tổ sản xuất của XN, luôn được đồng nghiệp tín nhiệm.
Trưởng thành trong lao động
Những ngày này, XN phải tăng ca để kịp giao hàng nên anh Mộng cứ nhấp nhổm khi ngồi tiếp chuyện với khách. Anh nói: “Tôi coi XN như ngôi nhà thứ hai của mình. Từ khi rời quê nhà Tiền Giang lên Sài Gòn, tôi làm việc ở XN liên tục đến nay”. Đó là năm 1994, khi ấy, anh Mộng 22 tuổi. Nhà nghèo lại đông anh em (10 người), nên học đến lớp 12, anh phải nghỉ học. Ở nhà làm ruộng một thời gian, anh xin ba má cho lên Sài Gòn kiếm sống. Nhờ biết may lõm bõm, anh được người quen giới thiệu vào XN Hòa Phú. Anh kể, lúc mới vô XN, chị trưởng xưởng dọa: Ai làm mà lãnh lương dưới 500.000 đồng/tháng sẽ bị cho nghỉ. Biết chị nói đùa nhưng anh Mộng rất lo. Đến khi lãnh tháng lương đầu tiên được 510.000 đồng, anh mới tin là mình làm được.
Những CN làm việc lâu năm ở Hòa Phú đều nhớ những ngày đầu anh Mộng mới vào XN: Người thì nhỏ mà toàn giành làm việc nặng, lại siêng năng, chịu khó. Thấy vậy, lãnh đạo phân công làm tổ phó với nhiệm vụ lãnh hàng, phân hàng để chuẩn bị cho sản xuất. Hai năm sau, anh được đề bạt làm tổ trưởng :"Giờ đây, tôi đã lớn lên rất nhiều: am hiểu chuyên môn; biết tổ chức, quản lý; sống có mục tiêu, lý tưởng...”. anh Mộng chia sẻ.
Làm việc với tinh thần tiên phong
Giám đốc XN kể rất nhiều về Mộng, anh luôn làm việc với tinh thần tiên phong, không bao giờ bàn lui, ngại khó. Khi làm việc thì luôn suy nghĩ, tìm tòi sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ở XN, mọi người đã quen với cảnh hễ thấy bất cứ chuyện gì cần làm mà người đảm trách công việc đó chưa kịp làm là anh Mộng lại xắn tay áo lên làm thay. Những hôm giao hàng, tuy không phải công việc của mình nhưng anh cũng ở lại giúp anh em các bộ phận khác cho đến lúc hoàn tất công việc. Đến Tết, XN cho nghỉ từ 26 tháng chạp nhưng đến 28 Tết anh mới nghỉ vì nán lại dọn dẹp nhà xưởng, chuẩn bị mọi thứ để năm mới vô là có thể bắt tay vào việc ngay.
Nhiều người thấy anh Mộng... “bao đồng” như vậy đã hỏi cắc cớ: “Có được thêm đồng lương nào đâu, mắc mớ gì mà làm dữ vậy?”. Anh không trả lời nhưng bụng thì nghĩ: Chẳng mắc mớ gì, nhưng mình là tổ trưởng, nếu ngồi chơi hoặc làm dở, CN bắt chước thì sao? Chị Lý Thị Thu Cúc, tổ phó tổ 13 - người cộng sự tin cậy của anh Mộng - cho rằng chính thái độ làm việc đầy trách nhiệm của Mộng đã làm cho chị em CN thêm quý mến, tin cậy.
Cả tổ cùng giỏi
Đối với Mộng, sự tiến bộ của bản thân sẽ không có ý nghĩa gì nếu không gắn với sự tiến bộ của cả tập thể. Do vậy, anh luôn có ý thức xây dựng tinh thần, thái độ làm việc thật tốt cho CN cả tổ. “Hiện nay, đơn vị đã cổ phần hóa, CN ít nhiều đều có cổ phần nên phải có trách nhiệm cùng với lãnh đạo làm cho đồng vốn sinh lãi”- với suy nghĩ như vậy, anh Mộng đã khơi dậy được tinh thần làm chủ trong mỗi CN: Trước đây nếu CN có lãng phí nguyên phụ liệu thì không bị nhắc nhở, nay nếu ai lãng phí là bị “chỉnh” liền vì làm như vậy là lãng phí chính đồng tiền của mình. Hoặc những khi phải tăng ca để kịp giao hàng, hay phải “bấm bụng” nhận những đơn hàng khó, giá gia công thấp để giữ việc làm, anh Mộng lại kiên trì giải thích cho CN hiểu để cùng chia sẻ khó khăn với XN.
“Tổ có 43 CN thì 42 người là nữ. Quản lý mấy chục con người có nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh sống khác nhau như vậy, thật không đơn giản. Nhưng nhờ anh Mộng hiểu rõ tánh ý từng người, lại gương mẫu và sống tốt nên đã xây dựng được một tập thể đoàn kết, gắn bó và lao động giỏi”- ông Võ Thanh Phong, Bí thư Chi bộ XN, đã nói như vậy về Nguyễn Văn Mộng.
Không chỉ gom góp kinh nghiệm từ bản thân, từ đồng nghiệp, anh Mộng may mắn được công ty cử đi học các lớp đào tạo về chuyên môn. Điều này đã giúp anh có thể sắp xếp công việc khoa học hơn, quản lý công nhân hiệu quả mà vẫn không thiếu thời gian để đi lo "chuyện thiên hạ" .
Tấm gương về anh Mộng còn đấy, trau dồi và học hỏi luôn là những yếu tố cần thiết cho sự thành công. Tổ trưởng sản xuất đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền quản trị sản xuất mắt xích gần gũi trực tiếp nhất với người lao động. Tuy nhiên, đa số các tổ trưởng lại đi lên từ công nhân, do đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý sản xuất, vận hành tổ mà mình quản lý làm việc một cách hiệu quả, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn và các kỹ năng quản lý tổ cho Tổ trưởng là yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp.
Vậy người Tổ trưởng sản xuất cần và có những kiến thức cũng như kỹ năng gì để đảm bảo tốt cho công việc của mình? Khóa đào tạo “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp – Professional Production Teamleader” sẽ hỗ trợ bạn vấn đề trên..
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua
Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn