Một số kỹ năng gối đầu cho nhà quản lý cấp trung tương lai

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, quản lý cấp trung không chỉ đơn thuần là người giám sát các hoạt động và công việc của nhân viên dưới quyền. Quản lý cấp trung ngày nay làm việc trực tiếp với các nhân viên như một người đào tạo và chỉ ra những phương thức làm việc hiệu quả. Bởi vì Quản lý cấp trung sẽ là người đánh giá hiệu quả hoạt động trên mọi mặt nên sự đánh giá này chỉ hợp lý khi bản thân người Quản lý cấp trung giải cho nhân viên của họ những chuẩn mực cơ bản về phương pháp hay quy trình làm việc. Điều này cũng có nghĩa là trách nhiệm của người Quản lý cấp trung sẽ nặng nề hơn. Vậy đâu là những kỹ năng cần thiết cho một Quản lý cấp trung trong tương lai 


1. Trở thành nhà lãnh đạo trung tâm

Trở thành một nhà lãnh đạo trung tâm không có nghĩa là có một cấu trúc thang bậc hay một cơ chế phân tầng. Công việc của bạn là phải tạo ra được sự ảnh hưởng và hướng mọi người vào việc đạt được kết quả. Bạn cần phải huấn luyện các nhân viên, tạo điều kiện cho họ làm việc và học cách lôi kéo sự tham dự của mọi người. Bạn sẽ hoạt động theo trục ngang nhiều hơn là trục dọc, thiết lập một liên minh với nhân viên, người cùng cấp và phát triển mối quan hệ tin cậy với lãnh đạo cấp cao hơn.

Một trong những lợi ích của người quản lý cấp trung là giờ đây người lãnh đạo cấp cao hơn muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Bạn nên chia sẻ những thông tin quan trọng mà lãnh đạo cấp cao sẽ sử dụng để điều chỉnh lại phương hướng hoạt động của tổ chức và thay đổi các chiến lược cạnh tranh. Bạn phải luôn chắc chắn rằng thông tin và tài nguyên sẽ được tận dụng đúng lúc và triệt để cho các dự án và nhiệm vụ thiết yếu, điều này sẽ làm tăng giá trị cho những đóng góp của bạn đối với công ty.

Quyền lực do bạn tạo ra sẽ bắt nguồn từ các mối quan hệ mà bạn để thiết lập và duy trì. Trong xu thế hiện nay, cần phải có các cách giải quyết công việc nhanh, linh động, mang tính đổi mới cũng như cần phải tập trung vào việc ra quyết định, chất lượng và dịch vụ. Khi bạn quyết định trở thành một nhà lãnh đạo trung gian, bạn lãnh đạo nhân viên không do vị trí theo cơ cấu hiện hành mà là do vị trí đó có thông tin ảnh hưởng. Những nỗ lực của bạn sẽ được điều chỉnh theo những phương hướng hoạt động rõ ràng của công ty. ở vị trí lãnh đạo trung tâm, bạn sẽ đề xuất ra các chương trình hành động. Bạn sẽ đem lại cho công ty cái mà công ty cần và tạo ra giá trị cho công ty: khả năng xây dựng các mối quan hệ để giải quyết vấn đề và tạo ra kết qủa.

2. Phương hướng hoạt động tạo ra giá trị

Ngày nay, rất nhiều tổ chức tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ cụ thể: đó là sự mô tả những mục tiêu của công ty và lý do tồn tại của những mục tiêu đó. 


Hầu hết đều có những kế hoạch và mục tiêu chiến lược cho ba hoặc năm năm tới, những chiến lược chủ chốt cho sự thành công trong một môi trường kinh doanh thay đổi mau chóng. Các nhà lãnh đạo cấp cao đều biết rằng việc đưa ra các chiến lược đó là một chuyện, còn khả năng thực hiện các chiến lược đó lại là một chuyện khác. Một trong những nguyên nhân chính có liên quan là gì? Chính là cấu trúc thứ bậc trung gian.

Để xác định phương hướng hoạt động cho bộ phận của mình hỗ trợ phương hướng chiến lược tổng thể, bạn cần phải nắm rõ hoạt động kinh doanh của tổ chức mình. Bạn cần phải hiểu tổ chức của mình cạnh tranh như thế nào, cách tạo ra lợi nhuận ra sao, khách hàng muốn gì và bộ phận của bạn có ảnh hưởng như thế nào đối với những vấn đề này.

Xác định phương hướng hoạt động cho bộ phận của bạn mang nhiều ý nghĩa cá nhân đối với công việc của mình. Nó mô tả một trạng thái mong muốn cho tổ chức như việc bạn và tập thể của mình cống hiến cho công ty những đóng góp và giá trị.

Một khi để thiết lập phương hướng hoạt động cho tổ chức, bạn cần phải tính xem bạn cần đi đâu chứ không phải là bạn đang làm gì vào ngày hôm nay - đó là việc nối liền khoảng cách giữa mục tiêu và thực tế.

Chỉ tiêu phát triển các phương hướng hoạt động:

• Phải hỗ trợ các phương hướng chiến lược và nhiệm vụ của tổ chức.
• Phải có kết quả.
• Nằm trong cam kết của tổ chức.
• Liệt kê những việc có thể để tạo ra tương lai tốt đẹp hơn.

 

• Phải rõ ràng và mang tính thúc đẩy.

Mang cuộc sống vào phương hướng hoạt động

• Cho mọi người biết về phương hướng hoạt động của bạn. Hãy để cho niềm tin và sự nhiệt tình của bạn về kết qủa có thể đạt được trở thành động cơ thúc ary người khác.
• Tìm xem có ai (nhân viên dưới quyền/người ngang bậc) có thể tạo ra những ảnh hưởng đến kết qủa có được từ phương hướng hoạt động của bạn. Nếu có thể thì lôi kéo họ vào nhờ chiến thuật “Bạn sẽ có cái gì từ đó?”.
• Triển khai các kế hoạch cụ thể thành hành động thực thi. Hãy chia sẻ trách nhiệm hoàn thành công việc với người khác.

 

• Thường xuyên xem xét lại tiến trình, gộp những thành công nhỏ lại để thấy được những thành công này đang tạo đà đưa mục tiêu trở thành hiện thực.

Tham khảo khóa học "Nâng cao năng lực quản lý cấp trung" do các giảng viên chuyên nghiệp tại trường Đào tạo Quản lý Kỹ năng SAM giảng dạy.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


Xem thông tin chi tiết Chương trình Tri ân khách hàng tại đây


 



 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO