– Mỗi loại sản phẩm sẽ có một thẻ kho được công nhân cập nhật thường xuyên số liệu
– Cần xác định chính xác lệnh xuất hàng đóng hàng và lệnh sản xuất xưởng
– Liên hệ chính xác bên giao hàng vật tư phụ liệu sắp xếp thời gian vào hàng
– Những người lên hàng là những người nhanh nhẹn theo tiêu chuẩn công ty
– Phải biết được tính cách của từng công nhân để giải thích và tác động vào họ để làm việc có hiệu quả cao nhất
– Tìm kiếm những người bạn tin tưởng và giao việc
2. Kinh nghiệm để trở thành một thủ kho “hoàn hảo”
Muốn trở thành một người thủ kho “hoàn hảo” , ngoài một số gạch đầu dòng công việc vẫn làm thì bạn sẽ phải cố gắng rất rất nhiều, chẳng hạn như : thường xuyên nghe ngóng thông tin, nắm bắt kế hoạch sản xuất, giao nhận hàng để đáp ứng kịp thời đảm bảo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra kho, hàng hóa trong kho để nắm được thông tin cũng như chất lượng của sản phẩm hàng hóa để từ đó góp ý, đề xuất với giám đốc trong chiến lược kinh doanh.
Cụ thể, những kinh nghiệm khi làm thủ kho mà bài viết đem lại cho bạn là :
– Thủ kho chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ.
– Thủ kho phải đảm bảo rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dỡ.
– Chỉ có thủ kho mới có quyền được đưa hàng hóa vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho bãi
– Trước khi nhập hàng, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng
– Hướng dẫn người xếp hàng để, đặt hàng đúng vị trí
– Hàng hóa trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhàng tránh va chạm, đổ vỡ
– Không xếp hàng hóa ở ngoài trời
– Các khu vực dễ có nước mưa hắt vào khi mưa lớn phải thiết kế các giá (palet) để trưng hàng
– Hàng hóa sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, tạo không gian cho các hàng hóa khác, loại hàng nào dư phải để vào khu vực riêng.
3. Kinh nghiệm lưu kho
Nhân viên kho có trách nhiệm ghi thẻ bài đầy đủ cho mỗi mã hàng bao gồm mã hàng, màu, kích cỡ, kích thước, khách hàng. Thẻ bài được gắn vào nơi để hàng hóa.
Thủ kho chịu trách nhiệm lập sơ đồ kho, sơ đồ phải thể hiện lối đi, vị trí đặt các kệ hàng hóa. Mỗi kệ phải được đánh dấu, ghi số kệ.
Thủ kho chịu trách nhiệm tổ chức an toàn chống cháy nổ trong kho, kiểm tra nơi để bình phòng cháy chữa cháy
4. Kinh nghiệm thanh lý hàng hóa
Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu còn dư thì phải tiến hành thanh lý.. Sau khi nhận được thông tin thanh lý, kho tiến hành kiểm tra lại số hàng đã nhập xuất, lập báo cáo xuất nhập. Với các loại hàng hóa nguyên vật liệu còn dư thì để riêng, chờ ý kiến của bộ phận bán hàng
Nếu quá thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được thông tin thanh lý mà chưa nhận được ý kiến bộ phận bán hàng, kho phải chủ động thông tin tới bộ phận bán hàng để sớm giải phóng lô hàng.
5. Kinh nghiệm trong việc kiểm kê kho
Kiểm kê kho định kỳ được thực hiện 6 tháng một lần nhằm mục đích : xác nhận số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hóa), chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, bao gói). Việc kiểm tra do ban kiểm kê thực hiện
Kết quả kiểm tra phải được ghi lại trong biên bản kiểm kho
Mọi sản phẩm không phù hợp được phát hiện phải được cách ly, đánh dấu và chờ ý kiến xử lý của Ban Giám đốc.
Tham khảo khóa học "Quản trị kho bãi chuyên nghiệp" được giảng dạy bởi các giảng viên có bề dày thành tích và kinh nghiệm tại trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua
Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn