Định mức lao động là một trong những căn cứ quan trọng cho công tác quản lý lao động, quản lý sản xuất. Nó vừa là cơ sở lao động khoa học trong doanh nghiệp, vừa là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương. Như vậy, muốn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạch toán các chi phí kinh tế thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải hoàn thiện công tác định mức lao động.
Thấy được tầm quan trọng của việc định mức lao động nhưng dường như lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thật sự hiểu rõ và chú trọng hoàn thiện.
1. Khái niệm định mức lao động
Như chúng ta đã biết, quá trình sản xuất được chia thành các công đoạn sản xuất (hay bước công việc) và mỗi công đoạn lại xác định được hao phí lao động, do đó có thể tính được lượng lao động của toàn bộ quá trình sản xuất. Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiến độ và tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
2. Các loại định mức lao động
- Định mức thời gian (Mtg) là lượng tiêu hao thời gian được quy định để một hay một nhóm lao động hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc trong các điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
- Định mức sản lượng (Msl) là số lượng sản phẩm/khối lượng công việc do một hay một nhóm lao động hoàn thành trong một đơn vị thời gian (phút, giờ hay ngày làm việc), trong các điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định.
Sự biến động của mức thời gian hay mức sản lượng phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, trình độ tổ chức lao động khoa học, trình độ lành nghề và phương pháp làm việc của chuyên viên, nhân viên trong từng công việc.
- Định mức phục vụ (Mpv) là số lượng máy móc, thiết bị, lao động thích hợp được quy định cho một hay một nhóm lao động phải phục vụ trong các điều kiện cụ thể.
- Định mức biên chế (Mbc) là số lượng người lao động có trình độ thích hợp được qui định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
Công tác định mức lao động khá phức tạp vì nó có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nên khi định mức, việc quan trọng là cần làm tốt công tác tư tưởng cho đội ngũ nhân sự với sự tham gia và hỗ trợ của lãnh đạo, đại diện công đoàn để công tác định mức lao động đạt hiệu quả cao nhất. Muốn định mức chính xác đòi hỏi người làm định mức phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc, phải am hiểu và có kinh nghiệm trong các công việc được định mức.
3. Vai trò của định mức lao động
- Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả Sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng lao động
- Quản lý và tăng năng suất lao động
- Là cơ sở để giảm chi phí nhân công
- Là điều kiện bảo đảm nguyên tắc: tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng lương
- Đối với công tác Quản trị năng suất:
- Đảm bảo năng suất lao động trung bình
- Áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm lao động là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc và trả lương
- Luôn thay đổi phù hợp với trang thiết bị, quy trình, điều kiện làm việc
- Dùng để xác định định biên lao động
- Đối với công tác quản trị tiền lương:
- Các định mức là cơ sở để xác định các loại đơn giá tiền lương
- Căn cứ định mức lao động để quyết định trả lương
- Cơ sở yêu cầu cải tiến năng suất lao động để tăng thu nhập khi so sánh với năng suất chung trong ngành/ trong khu vực.
Hiện nay, một số lãnh đạo doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đầu tư công sức và thời gian vào công tác định mức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc phân loại, đánh giá năng lực, kỹ năng của cán bộ quản lý về đội ngũ người lao động còn nghiêng về cảm tính, đặc biệt trong những trường hợp ý thức tự giác lao động của người lao động còn chưa cao.
Đến với Khoá học “Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương trong quản trị sản xuất” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng các chuyên gia SAM “gỡ rối” cho những vướng mắc còn tồn đọng trong quá trình định mức lao động tại đơn vị Doanh nghiệp mình.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua
Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn