Bí kíp để giữ chân nhân tài

Tiền bạc và lợi ích không phải là lý do duy nhất khiến nhân tài bỏ việc. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, ít cơ hội thăng tiến, có xung đột hay bất đồng quan điểm với quản lý, công việc áp lực đến mức phải làm việc quá sức, không được công nhận thành quả hay công việc nhàm chán… mới là những lý do hàng đầu.

Để giữ chân nhân tài, nhà quản lý cần tránh những lỗi sau đây:


1. Công việc thực tế không giống như trong bản mô tả tuyển dụng

Nếu công việc chủ yếu là nhập dữ liệu thì đừng mô tả rằng đây là một công việc cực kỳ thú vị và sáng tạo. Nếu 90% công việc là quản lý, bạn mới nên nói nó sáng tạo.

Đừng gây nhầm lẫn với các ứng viên của bạn, đặc biệt là những ứng viên sáng giá cho vị trí mà bạn đang tuyển dụng. Họ sẽ sớm rời bỏ công ty ngay sau khi nhận ra rằng bạn đã đăng tin tuyển dụng không đúng với sự thật.

2. Đổ một núi việc lên đầu nhân viên

Một khối lượng công việc lớn sẽ là một sự thử thách, cho phép con người sử dụng nhiều kỹ năng để hoàn thành. Nhưng là sếp, bạn đừng quên giới hạn của sự chịu đựng, đừng dồn một núi việc của 2, 3 người cho 1 nhân viên.

Nếu thấy nhân viên mệt mỏi vì quá nhiều việc, đừng ngần ngại hỏi họ lý do. Bạn cần phải lựa chọn giữa phân bổ lại công việc cho hợp lý hay thuê một nhân viên mới.

3. Không ghi nhận những nỗ lực của nhân viên

“Tôi là một nhân viên cực kỳ chăm chỉ. Tôi thậm chí không để ý đến việc phải ở lại muộn. Nhưng tại sao tôi không nhận được một lời cảm ơn hay cổ vũ nào từ ông chủ?”. Đó là tâm trạng của hầu hết nhân viên khi không được ông chủ ghi nhận.

Từ "cảm ơn" có ý nghĩa với nhiều người. Khi bạn dành thời gian để nói “cảm ơn” cũng có nghĩa là bạn đang nói “tôi luôn nhìn thấy anh, tôi thấy anh làm việc rất tốt và tôi đánh giá cao điều này”.

4. Quá cứng nhắc

Nhân viên của bạn sẽ không để tâm việc họ phải làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho công ty. Những gì mà họ thực sự để tâm đó là khi họ đã cống hiến hết mình như vậy, nhà lãnh đạo có ghi nhận và linh hoạt trong ứng xử hơn hay không. Chẳng hạn, nhân viên của bạn đã làm việc suốt đêm hôm trước và họ muốn xin đến muộn 1 tiếng vào ngày hôm sau. Đừng chần chừ gì mà không gật đầu với những đề nghị đó.


Những quy định không cần thiết khiến cho con người trở nên cứng nhắc. Đừng để chúng trở thành lý do khiến bạn mất đi những nhân viên giỏi. Đây là một chặng đường dài về xây dựng các mối quan hệ. Thêm vào đó, sự linh hoạt sẽ làm cho nhân viên của bạn tăng năng suất làm việc.

5. Không cho nhân viên thấy được tầm nhìn dài hạn

Nhân viên cần biết được sự kết nối giữa công việc họ đến một tầm nhìn dài hạn. Họ cần nhìn thấy cả khu rừng chứ không phải chỉ là những thân cây riêng rẽ.

Nhân viên của bạn luôn muốn tìm kiếm mục đích và sứ mệnh cho mọi công việc của họ. Là nhà quản lý, bạn có thể thấy tất cả chúng được kết nối như thế nào thông qua những hội nghị, cuộc họp chiến lược... nhưng nhân viên của bạn thì không. Và bạn phải là người truyền đạt tầm nhìn đó đến họ.

6. Làm mất niềm tin của nhân viên

Nhân viên giỏi luôn theo đuổi sự công bằng bởi với họ, công bằng là thước đo của nhà lãnh đạo. Trong cùng một nhóm, bạn phải biết được ai đảm nhiệm công việc gì và người nào đã hoàn thành, người nào không.

Mọi nhân viên đều muốn được công nhận những gì họ đã làm được, sự công nhận của sếp là điều quan trọng nhất, sau đó đến đồng nghiệp và cuối cùng là gia đình hoặc xã hội. Nếu đánh mất niềm tin của nhân viên, họ sẽ sớm rời bỏ công ty bạn.

Tham khảo khóa học " Quản trị nhân tài và phát triển đội ngũ kế nghiệmdo các giảng viên chuyên nghiệp tại trường Đào tạo Quản lý Kỹ năng SAM giảng dạy.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: (08)35 178848 - 35 178849


Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn


Xem thông tin chi tiết Chương trình Tri ân khách hàng tại đây



ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO