Phương thức giao tiếp dại dột cần lưu ý và tránh xa

Tục ngữ của người Việt Nam có câu: “Giận quá mất khôn” để cảnh báo cơn giận dữ bộc phát có thể để lại hậu quả đáng tiếc, gây tổn thương tới người khác hoặc ảnh hưởng tới hình ảnh của bản thân trong giao tiếp công việc và cuộc sống. Nó có thể là khi một người cãi nhau với bạn bè, một người sếp không hài lòng và trút giận lên nhân viên, đồng nghiệp xung đột lẫn nhau vì bất đồng quan điểm,… Tất cả đều là những chuyện thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày hoặc chính chúng ta đã từng như vậy.

 

 

 Tại sao giận quá lại mất khôn ?

 

Giận dữ là cảm xúc bình thường của con người. Tức giận không tốt nhưng cũng không xấu. Nhưng nó có thể gây hại nếu bạn không biết cách thể hiện sự giận dữ, kiểm soát cơn giận của mình một cách thích hợp. Chính vì vậy, bạn có thể gây ra những rắc rối cho bản thân nếu không biết cách kiềm chế và thể hiện nó.

Khi giận dữ mọi người thường có xu hướng nói và hành xử sao cho đối phương tổn thương nhiều nhất có thể bằng việc la mắng và tranh cãi. Người gặp vấn đề trong kiểm soát cơn giận có thể gây ra nhiều hiểu lầm, điều này sẽ dẫn đến những hành vi đối đầu, những mâu thuẫn không đáng có. Những người này thường ít nhận thức được thái độ của mình hoặc không biết họ ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

 

Khi bạn càng nóng giận, họ càng phấn khích.

 

La mắng là khi ai đó đang cố gắng dùng lý lẽ của họ để ảnh hưởng lên bạn, họ muốn nhìn thấy bạn thua và họ sẽ là người chiến thắng. Khi bạn càng nóng giận họ sẽ càng phấn khích. Khi bạn không quan tâm, không làm tổn thương lại họ thì kẻ la mắng sẽ thất bại.

 

Đừng cố tranh cãi chỉ để giành phần thắng.

 

Nhà thông thái Ben Franklin từng nói rằng: “Nếu bạn cố tranh cãi để thắng thì đấy cũng chỉ là một chiến thắng vô nghĩa, bởi vì bạn sẽ không bao giờ nhận được thiện chí và sự hợp tác của đối phương”. Bạn có thể đúng khi nắm thế áp đảo trong một cuộc tranh cãi. Nhưng nếu không thể thuyết phục người khác thì dù bạn đúng bao nhiêu đi nữa cũng vô ích. Sẽ chẳng ai khâm phục hay xem trọng khi bạn dùng những lý lẽ cá nhân hoặc vô lý để giải quyết vấn đề đang diễn ra trong giao tiếp. Đôi khi cũng phải biết nhường người khác dù biết rõ mình có lý. Thà nhường lối cho một con chó còn hơn tranh nhau với nó để bị nó cắn. Bời vì, dù có giết được con chó thì sau đó vết cắn cũng không lành ngay được.

Hơn nữa, người ta hoàn toàn có thể đánh giá được tính cách của bạn khi tức giận.

 

 

Tức giận không thể giải quyết vấn đề ngược lại còn làm cho vấn đề đó tồi tệ hơn.

 

Khi bạn tức giận như vậy, hành vi và ngôn ngữ của bạn giống như một tên ngốc không có não. Khi đó, mọi hành động và cách giải quyết điều có thể là dại dột. Ngay lúc đó bạn chỉ có thể nghĩ đến một là cãi nhau một trận, hai là im lặng cho qua. Vậy tại sao bạn không  nghĩ cách hiệu quả hơn để giao tiếp với đối phương.

Để thoát khỏi tình trạng như vậy khi xuất hiện cảm xúc tức giận, chúng ta cần lập tức nói với bản thân mình rằng: “Tức giận không những không thể giải quyết vấn đề mà ngược lại còn làm cho vấn đề đó tồi tệ hơn, mình phải nghĩ xem có phương pháp giải quyết nào phù hợp hơn không?” Thay vì hướng đến đối tượng đã khiến ta tức giận.

 

Rõ ràng, việc học cách giao tiếp giữa người với người chưa bao giờ là bắt buộc nhưng nó lại là bài học cần hoàn thiện từng ngày mà bất kỳ ai cũng cần để giao tiếp hiệu quả hơn.

 

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO