Để có thể kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ khách hàng của mình là ai. Phải biết được họ cần gì. Và nắm được cách giải quyết vấn đề của họ.
Bạn cần phân tích nhu cầu khách hàng. Không chỉ có thế, còn phải phân tích tất cả những hành vi của họ. Từ đó tìm ra các điểm chung của khách hàng mục tiêu và thực hiện các chiến dịch marketing một cách hiệu quả.
I. Nhu cầu của khách hàng là gì?
Nhu cầu của khách hàng là những gì khách hàng cần thiết để thỏa mãn bản thân. Đó là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó. Việc phân tích nhu cầu cần phải bám sát vào cảm giác thiếu hụt này.
Con người vốn tham lam, do đó, chúng ta luôn luôn có nhu cầu về một cái gì đó.
1.1 Nhu cầu hiện hữu
Nhu cầu hiện hữu là những gì có thể nhìn thấy được, thể hiện ra ngoài. Nó là một thứ rõ ràng và chủ thể biết họ có nhu cầu về việc đó.
2.2 Nhu cầu tiềm ẩn
Đây là những nhu cầu mà đến chủ thể cũng không biết mình có. Việc phân tích nhu cầu của tiềm ẩn của khách hàng gặp khó khăn ở điểm này.
Nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể khơi gợi nhu cầu tiềm ẩn của họ. Rồi biến nó thành nhu cầu hiện hữu. Và cuối cùng chuyển nó thành hành động mua hàng.
2.3 Tháp nhu cầu của Maslow
Nhu cầu được phân làm 5 cấp, theo thứ tự từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết hơn. Chỉ khi những nhu cầu cấp thiết được thỏa mãn thì những nhu cầu tiếp theo mới có cơ hội phát triển.
Gồm: Nhu cầu sinh học, an toàn, xã hội, được tôn trọng, khẳng định bản thân.
II. Tại sao cần phải phân tích nhu cầu khách hàng
Phân tích nhu cầu khách hàng là việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải làm. Doanh nghiệp không bán sản phẩm họ cung cấp, mà họ bán sản phẩm người khác cần.
Các doanh nghiệp phải phân tích nhu cầu khách hàng mục tiêu để liên tục hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng. Nếu không, chắc chắn sẽ bị đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau.
III. Cách phân tích nhu cầu khách hàng
Để phân tích nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện hoặc thuê bên thứ ba. Những nhìn chung thì vẫn phải trải qua các công việc sau đây.
3.1 Các phương pháp phân tích nhu cầu khách hàng
1-Sử dụng tập khách hàng mẫu
Đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến. Đơn giản là bạn sẽ chọn ra một nhóm khách hàng mang những đặc điểm tiêu biểu của khách hàng mục tiêu. Nhóm này càng phong phú về độ tuổi, ở thích,.. thì càng tốt.
Sau đó, bạn sẽ coi những hành vi mà nhóm này thực hiện đại diện cho cả một đoạn thị trường nhất định.
a/Khảo sát
Khảo sát được sử dụng để lấy các thông tin định lượng.
Để thực hiện khảo sát cần một tập khách hàng mẫu khá lớn, đủ độ bao quát để sai số không quá nhiều.
Bạn cần làm một bảng trả lời câu hỏi hay tích chọn. Sau đó gửi tới nhóm khách hàng mẫu và thu lại thông tin. Việc khảo sát giờ đây dễ dàng hơn nhờ tạo Google Form và share trên internet.
b/Phỏng vấn
Để phỏng vấn thì bạn cần một tập khách hàng nhỏ hơn. Những thông tin lấy được là định tính.
Để lựa chọn nhóm khách hàng, cũng hãy chọn thật phong phú. Đưa cho họ những câu hỏi, đào sâu vào họ và tìm hiểu thật cặn kẽ.
Mỗi lần phỏng vấn chỉ nên kéo dài 10 phút. Hãy hứa tặng họ một phần quà trước khi phỏng vấn, như vậy thì sự hợp tác sẽ cao hơn.
2-Sử dụng thông tin khách hàng cũ
Đây cũng là một cách hay để phân tích nhu cầu khách hàng. Bạn có thể áp dụng hai phương pháp trên để phân tích nhóm khách hàng cũ này.
Hãy tìm hiểu xem tại sao họ lại chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh? Tại sao họ lại hài lòng với bạn nhiều hơn?
3-Phân tích khách hàng của đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Khách hàng của đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng từng là khách hàng tiềm năng của bạn. Hay chính xác hơn họ vẫn là khách hàng tiềm năng của bạn.
Mỗi doanh nghiệp có một điểm khác biệt riêng, hãy tìm xem khách hàng của họ hài lòng với điểm nào mà doanh nghiệp bạn không có. Từ đó góp phần hoàn thiện hơn sản phẩm của bạn.
Nhưng có một điều lưu ý, đó là đừng để xảy ra tình trạng “đẽo cày giữa đường”.
3.2 Phân tích hành vi khách hàng để hiểu về nhu cầu
Nhu cầu của khách hàng được thể hiện qua hành vi của họ. Phân tích hành vi khách hàng chính là cách phân tích nhu cầu.
Ví dụ như một người đang có những hành vi tìm kiếm những thông tin về trẻ sơ sinh, thức ăn cho bà bầu, quần áo trẻ sơ sinh,… thì nhiều khả năng họ sắp có con. Nghĩa là người đó có nhu cầu về tã, bỉm, quần áo trẻ em,… và những thứ liên quan khác.
1-Các nguồn thông tin
Để phân tích hành vi khách hàng, có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau mà bạn có thể dựa vào.
a/ Website
Đây là nguồn thông tin quan trọng để phân tích nhu cầu khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể xem xét về các vấn đề trong hành trình mua hàng của khách hàng. Từ đó, sửa đổi và phát triển sản phẩm cho tốt.
Hãy đánh giá các chỉ số mang ý nghĩa thống kê trong Google Analytics để biết được xu hướng của khách hàng là như thế nào. Và đồng thời biết được website thực sự hoạt động có tốt hay không.
Ngoài ra bạn có thể biết được các thông tin khác, cụ thể về hành trình mua hàng của họ.
Hãy thử nghiệm một số thay đổi nhỏ để xem nó có ảnh hưởng đến khách hàng hay không. Những thay đổi này trông có vẻ không có gì nổi bật nhưng đôi khi hiệu quả mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Amazon cũng đã làm một thử nghiệm nhỏ như thế: đặt nút mua hàng ở bên trái hay bên phải. Nghe thì có vẻ không có gì khác biệt. Nhưng kết quả đã chỉ ra rằng tỉ lệ mua hàng cao hơn 10% khi nút mua hàng được đặt ở phía bên phải.
Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách đặt nút mua hàng trái hay phải hoàn toàn ngẫu nhiên đối với người dùng nên tính khách quan được đảm bảo 100%.
b/ Khảo sát
Bạn cũng cần thu thập thông tin từ các khảo sát như đã đề cập bên trên.
c/ Phỏng vấn
Việc phân tích nhu cầu khách hàng cũng được hỗ trợ đắc lực từ những thông tin từ các cuộc phỏng vấn.
Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những định hướng rõ ràng hơn cho quá trình ứng tuyển việc làm Giám sát bán hàng trong thời gian tới nhé!
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM