Quản lý chất lượng là gì?
Quản lý chất lượng là khái niệm được sử dụng để chỉ các công việc, hoạt động có sự phối hợp, định hướng, kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc công ty nào đó. Mục đích của quản lý chất lượng là đảm bảo cho hàng hóa, sản phẩm luôn đảm bảo được đầu ra đúng với chất lượng đã quy định.
Hiện nay, quản lý chất lượng đã/đang được áp dụng nhiều hơn ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực có liên quan đến sản xuất, thương mại. Để thực hiện quản lý chất lượng, sẽ cần phải đảm bảo một số nguyên tắc như sau:
- Luôn nhắm mục tiêu của quy trình vào khách hàng.
- Nắm bắt được quy trình quản lý chất lượng chuẩn.
- Có sự tham gia, đồng hành của nhiều đội nhóm, nhân sự.
- Cần có sự cải tiến liên tục, thường xuyên.
- Tiếp cận công việc theo tính hệ thống.
- Đưa ra quyết định, chiến lược theo thông tin, số liệu, dữ liệu thực tế.
Nhân viên quản lý chất lượng là gì?
Nhân viên quản lý chất lượng (QC), là những người chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý những vấn đề có liên quan đến quy trình, công đoạn làm việc. Họ cũng sẽ là những người phải thực hiện việc lên các kế hoạch, quy trình liên quan đến quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó đưa ra những cải tiến phù hợp hơn.
Bảng mô tả công việc nhân viên quản lý chất lượng
Để hiểu hơn về nhân viên quản lý chất lượng là gì, bạn cũng có thể tham khảo qua bảng mô tả công việc cũng như mức thu nhập của vị trí này. Cụ thể như sau:
Nhân viên quản lý chất lượng làm gì?
Nhân viên quản lý chất lượng sẽ cần phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu yêu cầu, chất lượng của sản phẩm
- Thực hiện tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng về các tính năng của sản phẩm.
- Tìm hiểu về chất lượng của sản phẩm cần đạt được như thế nào.
- Nắm bắt các tiêu chuẩn theo cách chi tiết nhất.
- Đọc các bản vẽ thiết kế, từ đó đưa ra những số liệu liên quan đến nguyên vật liệu để sản xuất dịch vụ.
- Kiểm tra, đánh giá, giám sát về chất lượng của sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào
- Thực hiện quá trình giám sát về số lượng đầu vào của nguyên liệu, tỷ lệ nguyên liệu được sử dụng.
- Loại bỏ những nguyên vật liệu có khuyết điểm, lỗi trong quá trình sản xuất.
Kiểm tra về sản phẩm mẫu
- Thực hiện đánh giá các sản phẩm mẫu đầu tiên đã đảm bảo về chất lượng đầu ra hay chưa.
- Để xuất những phương pháp cải tiến, khắc phục nếu sản phẩm chưa đảm bảo.
Kiểm tra hồ sơ sản phẩm
Mỗi quy trình sản xuất đều sẽ cần được ghi lại đầy đủ về quy trình đó. Đây chính là hồ sơ sản phẩm. Nhân viên quản lý chất lượng cần kiểm tra những thông tin trong hồ sơ sản phẩm có chính xác không.
Công việc này sẽ giúp cho QC có thể nắm bắt được chất lượng của sản phẩm, tình hình sản xuất kịp thời. Công việc này cũng sẽ giúp họ có thể sử dụng hệ thống sản xuất tự động, tối ưu hóa hơn để đạt được năng suất tối đa cho quá trình sản xuất.
Một số công việc khác
- Kiểm tra, đảm bảo chất lượng của quy trình sản xuất.
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn.
- Giám sát, kiểm tra máy móc, thiết bị của quá trình sản xuất.
- Báo cáo các công việc khác có liên quan đến nhiệm vụ, công việc của mình.
Mức thu nhập của nhân viên quản lý chất lượng
Với những yêu cầu khá khắt khe trong công việc, mức thu nhập của nhân viên QC hiện tại tương đối hấp dẫn. Mức thực tế sẽ tùy thuộc vào năng lực của nhân viên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo mức thu nhập trung bình được khảo sát sau đây:
- Mức thu nhập trung bình: 17.600.000 đồng/tháng.
- Dải thu nhập phổ biến: 11.600.000 – 23.200.000 đồng/tháng.
- Mức thu nhập thấp nhất: 11.600.000 đồng/tháng.
- Mức thu nhập cao nhất: 116.000.000 đồng/tháng.
Những tố chất, kỹ năng cần có để thành công của QC
Vậy, để thành công, những tố chất, kỹ năng mà bạn sẽ cần khi làm nhân viên quản lý chất lượng là gì. Nếu bạn cũng đang phân vân về vấn đề này, những kỹ năng tố chất dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Nhóm kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng để phục vụ cho chuyên môn, công việc là nhóm kỹ năng đầu tiên mà bạn cần có. Nhóm này sẽ gồm một số kỹ năng chính như sau:
Trình độ học vấn cần có
Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi tìm hiểu về nhóm kỹ năng, tố chất của nhân viên quản lý chất lượng là gì. Tuy đa số hiện tại nhiều doanh nghiệp không còn quá yêu cầu về học vấn, nhưng đây vẫn là một yếu tố lợi thế cho bạn. Bạn cần được đào tạo về các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đảm bảo chất lượng, đặc biệt là những kiến thức như:
- Toán học, thống kê.
- Quản lý hệ thống.
- Kiến thức về đo lường, quy hoạch.
- Kiến thức liên quan đến quản trị kinh doanh.
Kỹ năng nhìn nhận, cải tiến liên tục
Với các nhân viên quản lý chất lượng, việc cải tiến liên tục cho sản phẩm là một trong những yếu tố cần thiết. Để thực hiện được vấn đề đó, bạn cần có kỹ năng nhìn nhận về những thay đổi của sản phẩm, thị trường. Từ đó sẽ có được chiến lược cải tiến liên tục.
Tính kỷ luật, luôn tuân thủ tuyệt đối
Bạn nên đảm bảo rằng bản thân luôn tuân thủ các quy chuẩn đã được xác định từ doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. Bởi, với cương vị là một người thực hiện quản lý, đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, nếu bạn không tuân thủ, có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn bộ doanh nghiệp.
Kỹ năng liên quan đến công nghệ
Nhân viên QC cần thành thạo về tin học văn phòng và những công cụ, phần mềm khác để phục vụ cho công việc của mình. Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, các phần mềm phục vụ cho công việc sẽ khác nhau.
Có sự hiểu biết về quy chuẩn
Bên cạnh những quy chuẩn về chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp thiết lập, một nhân viên QC cần có sự hiểu biết về những quy chuẩn theo pháp luật. Từ đó, biết cách lồng ghép những bản quy chuẩn này với nhau để đảm bảo sản phẩm vẫn chất lượng và đúng với quy định của nó.
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Một nhân viên QC thông thường sẽ phải thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu thường xuyên. Do đó, bạn sẽ cần rèn luyện về khả năng thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu chính xác, linh hoạt.
Kỹ năng giám sát, kiểm soát
Là một nhân viên QC, bạn sẽ cần thường xuyên kiểm soát, giám sát các bộ phận khác. Đây cũng sẽ là một kỹ năng cần thiết nếu bạn phân vân về kỹ năng để thành công của quản lý chất lượng là gì. Nếu kỹ năng kiểm soát, giám sát không tốt, nó có thể gây ra sự ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn.
Nhóm kỹ năng mềm
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm là một trong những điều kiện cận để giúp bạn có thể thành công hơn khi làm QC. Ví dụ như một số kỹ năng đóng vai trò quan trọng như sau:
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Để thành công, nhân viên quản lý chất lượng nên có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp sẽ bao gồm các kỹ năng nhỏ hơn. Ví dụ như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết trình, giải trình,…
Kỹ năng tổ chức công việc, thời gian
Để thành công ở bất kỳ lĩnh vực, công việc nào, bạn cũng cần quản lý thời gian, công việc hợp lý. Đối với vị trí nhân viên quản lý chất lượng cũng không ngoại lệ. Điều này sẽ giúp bạn điều phối được công việc, thời gian giữa làm việc, nghỉ ngơi được hiệu quả, giảm bớt căng thẳng và kiên trì hơn trong công việc.
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Một kỹ năng khác khá cần thiết khi bạn phân vân về kỹ năng của nhân viên quản lý chất lượng là gì chính là khả năng lãnh đạo, quản lý. Đây là một kỹ năng mà bạn sẽ cần rèn luyện để có thể kiểm soát, quản lý được những nhân sự thực hiện sản xuất sản phẩm.
Một người quản lý chất lượng thành công sẽ cần có năng lực điều phối, phân phối nhân viên, công nhân, nhân sự của họ. Từ đó giúp quá trình sản xuất sản phẩm được hiệu quả, thành phẩm đảm bảo được chất lượng phù hợp với quy chuẩn.
Kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình sản xuất sẽ luôn có những sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Do đó, với vai trò là người giám sát, quản lý chất lượng của dây chuyền sản xuất, sản phẩm, bạn sẽ cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng đưa ra những biện pháp xử lý để giúp giảm được thiệt hại xuống mức tối thiểu nhất có thể.
Nhóm tố chất, kỹ năng khác
Bên cạnh những kỹ năng trên, một nhân viên quản lý chất lượng muốn thành công hơn sẽ cần có thêm những tố chất như sau:
- Thẳng thắn, chính trực trong công việc.
- Có thể chịu được áp lực công việc.
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
- Chăm chỉ, cầu tiến, sự nhẫn nại, kiên nhẫn trong công việc.
- Khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập linh hoạt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí nhân viên quản lý chất lượng. Để có thể thành công ở vị trí này, bạn sẽ cần rèn luyện nhiều kỹ năng, tố chất cần thiết. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về quản lý chất lượng là gì, công việc của họ như thế nào.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM