Kỹ năng thuyết trình: Cẩm nang giúp bạn vượt qua nỗi sợ

Nỗi sợ khi đứng trước đám đông luôn là một vấn đề của hầu hết tất cả mọi người. Không chỉ riêng học sinh, sinh viên mà các cấp lãnh đạo, quản lý trong công ty cũng luôn xem kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng rất quan trọng.

Bài viết dưới đây của SAM sẽ cung cấp thông tin về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình, những bí quyết sẽ giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn, vượt qua nỗi sợ và trở thành một người thuyết trình tự tin và truyền cảm hứng. 

Kỹ năng thuyết trình là gì? 

Kỹ năng thuyết trình là một dạng kỹ năng giao tiếp nhằm truyền đạt lại những kiến thức, kinh nghiệm, thông điệp một cách ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, hiệu quả đến một hoặc một nhóm người nghe. 

Đối với một người có kỹ năng thuyết trình, nhiệm vụ của họ là phải giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, mục đích là giải quyết các vấn đề của người nghe hoặc đơn giản là cung cấp một thông tin mới cho họ. 

Để có thể thuận lợi hơn trong học tập và công việc, kỹ năng thuyết trình luôn là một yếu tố hết sức quan trọng. Để rèn luyện được kỹ năng này, ai cũng cần có những bí quyết phù hợp cho riêng mình và tập luyện nghiêm túc.

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong cuộc sống

Kỹ năng thuyết trình tốt luôn mang lại những cơ hội lớn cho những người biết áp dụng nó một cách phù hợp và đúng đắn. Sau đây là một số cơ hội chứng minh tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với việc học tập và áp dụng nó trong công việc sau này.

Kỹ năng thuyết trình tạo cơ hội việc làm tốt: 

Khi bạn có kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt, bạn tự tin trình bày những ý kiến, quan điểm, kế hoạch, mục tiêu của mình thì bạn sẽ để lại một ấn tượng tốt đối với các đồng nghiệp, quản lý. Điều này cũng giúp bạn phát triển bản thân hơn và có khả năng thăng tiến trong công việc. 

Nếu bạn là một ứng viên đang đi xin việc làm, việc thể hiện được những điểm mạnh, kiến thức, kinh nghiệm của mình một cách rõ ràng, rành mạch, logic sẽ giúp bạn ghi điểm và trở thành một ứng viên tiềm năng. 

Ngoài ra, nếu có kỹ năng nói trước đám đông tốt thì việc trao đổi với khách hàng trong công việc cũng trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. 

Kỹ năng thuyết trình giúp phát triển các mối quan hệ: 

Sự tự tin khi nói chuyện và trong khi thuyết trình sẽ giúp bạn nổi bật và độc đáo hơn trong phong cách của mình. Điều này giúp bạn trở nên thu hút và hứng thú hơn đối với người xung quanh, từ đó tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. 

Một mối quan hệ tốt đẹp luôn là tiền đề cho mọi sự thành công, cũng là yếu tố để bạn được thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Vì thế, tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình được bộc lộ ngày càng mạnh mẽ.

Kỹ năng thuyết trình giúp xây dựng được hình ảnh thương hiệu cá nhân: 

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông giúp bạn phát triển bản thân và tạo nên một phong cách riêng cho mình. Bằng cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu, cử chỉ và cách trình bày độc đáo, bạn có thể thu hút sự chú ý và tạo được ấn tượng đặc biệt trong lòng người nghe.

Nếu bạn áp dụng kỹ năng này tốt thì sẽ được đánh giá là một người chuyên nghiệp, có hiểu biết, bản lĩnh, điều này sẽ tạo cho bạn một phong cách riêng và giúp bạn trở nên đặc biệt hơn. 

10 Bí quyết giúp bạn tăng kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Bạn có biết việc rèn luyện luôn là một bước khởi đầu tuyệt vời cho mọi công việc. Để rèn luyện tốt bạn cần phải tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hướng đến kỹ năng thuyết trình và cải thiện nó dần dần. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, đây là lý do tại sao bạn cần phải bỏ túi ngay những bí kíp dưới đây để có thể rèn luyện được kỹ năng thuyết trình một cách tốt nhất. 

Rèn luyện sự tự tin cho kỹ năng thuyết trình

 Sự tự tin chính là điều giúp bạn đạt được những gì mà mình mong muốn. Tuy nhiên, việc rèn luyện sự tự tin là một thử thách lớn cần rất nhiều thời gian để thành công. 

Bạn cần phải đứng lên, dám nêu ra quan điểm của mình, lúc đó sự tự tin của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng nếu kỹ năng thuyết trình kém thì bạn sẽ không có một buổi thuyết trình hiệu quả, nếu bạn có sự tự tin thì đó cũng là một dạng thành công. 

Bạn cần chuẩn bị tốt những gì mình sẽ nói, hiểu rõ về nó, nở một nụ cười thật tươi và cho khán giả lắng nghe những gì bạn muốn nói. 

Hiểu người nghe giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình của bạn

 “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trước một buổi thuyết trình, bạn cần tìm hiểu xem thính giả của mình là ai, họ muốn lắng nghe điều gì, vấn đề mà họ đang thắc mắc và cần được giải quyết là gì? Điều này sẽ tạo được cảm giác thân thuộc và dễ dàng tương tác với khán giả hơn. 

Nếu hiểu được người nghe, bạn sẽ không còn cảm giác xa lạ, choáng ngợp, việc đứng trước đám đông cũng trở nên thoải mái, dễ dàng hơn. 

Chuẩn bị nội dung, tài liệu chỉn chu, kỹ lưỡng

 Trước khi buổi thuyết trình diễn ra, hãy chuẩn bị các tài liệu cần thiết và kiểm tra để đảm bảo tất cả mọi thứ đã sẵn sàng. Khi bạn biết rõ bạn sẽ nói gì và sắp xếp nó ra sao, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều lần. 

Bạn hãy tự nghĩ xem bạn muốn đạt được điều gì sau buổi thuyết trình, sau đó hãy nghiên cứu các tài liệu liên quan và chuẩn bị các yếu tố như slide, âm thanh. Điều này sẽ giúp kỹ năng thuyết trình hiệu quả hơn rất nhiều. 

Thuyết trình tự nhiên, không phụ thuộc vào kịch bản

 Một điều hay xảy ra nhất trong các buổi thuyết trình đó là nhìn vào kịch bản và nội dung quá nhiều. Việc chuẩn bị nội dung trước luôn là điều cần thiết, tuy nhiên nếu phụ thuộc quá nhiều vào nó sẽ khiến cho việc truyền đạt của bạn không tốt. 

Nếu bạn truyền đạt theo suy nghĩ và sự hiểu biết của mình thì người nghe sẽ dễ hiểu hơn và bạn cũng sẽ tự tin hơn. Vì vậy, hãy ghi nhớ những ý chính và triển khai nó theo cách tự nhiên nhất có thể. 

Luyện tập trước buổi thuyết trình giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình

 Bất kỳ một chương trình nào diễn ra, dù là quy mô lớn hay nhỏ thì cũng đều phải duyệt lại người dẫn chương trình rất nhiều để tránh sai sót. Hay một chương trình truyền hình trực tiếp cũng vậy, trong suốt 2 tiếng đồng hồ mà người dẫn chương trình không hề vấp hay nói lộn bởi vì trước đó họ đã tập luyện rất nhiều. 

Muốn buổi thuyết trình diễn ra một cách trơn tru, hãy luyện nói thật nhiều trước gương hoặc quay video. Điều này có thể giúp bạn tự điều chỉnh lại ngữ điệu, cử chỉ cũng như giúp kỹ năng thuyết trình của bạn tăng cao sau nhiều lần như vậy.

Tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình bằng những câu chuyện thú vị

 Để tạo được hứng thú cho người nghe và khơi gợi sự tò mò của họ thì những câu chuyện thú vị chính là điểm nhấn. Câu chuyện có thể làm kích thích người nghe suy nghĩ, từ đó có thể kích thích sự tương tác của họ đối với bài thuyết trình của bạn. 

Câu chuyện thú vị thường mang đến cảm xúc cho người nghe, có thể làm nổi bật thông điệp của bạn và giúp bạn kết nối với khán giả của mình. Khi sử dụng câu chuyện trong bài thuyết trình, hãy đảm bảo rằng nó có liên quan chặt chẽ đến chủ đề và mang lại giá trị cho người nghe.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết trình. Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ, giọng điệu và slide, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ và làm tăng khả năng giao tiếp của bạn. 

Sử dụng cử chỉ tay và cơ thể để làm nổi bật các ý chính. Ví dụ, bạn có thể sử dụng tay để tăng sự tương tác với slide hoặc sử dụng tay để thể hiện sự quan trọng, kích thích sự tò mò của khán giả.

Chuẩn bị mở đầu và kết thúc ấn tượng

 Một câu chuyện thú vị từ đầu bài thuyết trình có thể tạo ra một ấn tượng mạnh đầu tiên. Nó giúp bạn nhanh chóng thu hút sự chú ý của người nghe và khơi dậy sự tò mò về nội dung chính mà bạn muốn chia sẻ. 

Kết thúc bằng một trò chơi nho nhỏ để tóm tắt lại những kiến thức, thông điệp mà bạn đã truyền đạt, điều này sẽ giúp bầu không khí không bị nhàm chán, thay vào đó là sự hứng thú của người nghe. 

Lắng nghe góp ý và cải thiện kỹ năng thuyết trình

 Kỹ năng lắng nghe góp ý và cải thiện là một phần quan trọng trong quá trình thuyết trình. Bằng cách mở cửa đón nhận phản hồi từ khán giả và sẵn lòng thay đổi và cải thiện, bạn có thể nâng cao kỹ năng thuyết trình của mình.

Kết luận

 Nói tóm lại, đừng quên rằng kỹ năng thuyết trình không chỉ áp dụng trong việc trình bày dự án hay báo cáo trong học tập. Nó cũng rất quan trọng trong quá trình xin việc, khi bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng và tiềm năng của mình. Kỹ năng thuyết trình giúp bạn tự tin trình bày kỹ năng, kinh nghiệm và sự đóng góp của mình một cách rõ ràng và ấn tượng.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO