Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong xã hội được xem là cách để mỗi cá nhân diễn đạt suy nghĩ, tình cảm, quan điểm cá nhân. Dù bạn là ai, hoạt động trong lĩnh vực gì, nắm giữ vai trò nào thì giao tiếp vẫn góp phần không nhỏ vào cuộc sống và công việc của bạn. Hãy cùng SAM tìm hiểu khái niệm giao tiếp ngay trong bài viết này.
1. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp được định nghĩa là những hoạt động diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Giao tiếp chính là cầu nối giữa người với người để chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, thúc đẩy mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp chính là khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như lời nói, cơ thể, để diễn đạt ý kiến, quan điểm, tình cảm.
Trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp được diễn ra từ cả hai chiều, bao gồm người nói và người nghe, bao gồm truyền đạt thông tin, lắng nghe, quan sát, cảm thông,…. Sự phát triển của công nghệ đã tạo đã góp phần mang đến sự đa dạng cho giao tiếp. Ngày nay, chúng ta có rất nhiều hình thức giao tiếp khác nhau từ nói chuyện trực tiếp cho đến gián tiếp, giao tiếp qua điện thoại, email, mạng xã hội, tin nhắn....
Điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến toàn xã hội, mang đến nhiều công việc, yêu cầu cho các vai trò khác nhau. Một số ngành nghề yêu cầu khả năng giao tiếp như tư vấn viên, phiên dịch, nhân viên telesales, nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng….
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là câu châm ngôn của ông bà ta để nói về tầm quan trọng của giao tiếp (học nói). Ngay từ xa xưa, những người có khả năng giao tiếp tốt đã nhận được đánh giá tích cực từ mọi người. Dù bạn là ai, đang làm công việc gì, giữ vai trò quan trọng như thế nào, bạn chắc chắn phải giao tiếp với mọi người theo một hoặc nhiều cách.
Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống
Trước khi đánh giá một người chúng ta luôn bắt đầu từ việc giao tiếp với họ. Người sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt có thể để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đối diện từ đó xây dựng mối quan hệ bền chặt và là cơ sở để nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh. Gia đình, bạn bè, người thân, hàng xóm,… tất cả những mối quan hệ này đều quan trọng đối với bất kỳ cá nhân nào trong xã hội. Bạn không thể giao tiếp cùng một cách với tất cả mọi người, cần có sự phân định rõ ràng khi giao tiếp với người lớn tuổi, người nhỏ tuổi, người trong gia đình,…. Ngoài ra, việc lắng nghe, chia sẻ cũng rất quan trọng để thúc đẩy mối hệ từ cả hai phía.
Vai trò của giao tiếp trong công việc
Đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,… những con người sẽ xuất hiện trong suốt quá trình làm việc của bạn. Đây là lý do những người thành công luôn dành thời gian để học và cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân. Nếu bạn không tạo được thiện cảm với đối tác thì bạn sẽ có nguy cơ mất đi những hợp đồng lớn, nếu bạn không hòa đồng được với đồng nghiệp thì không thể phát huy hiệu quả công việc và khách hàng của bạn cũng tương tự.
Ngay từ khi bạn bắt đầu công việc trong một vai trò mới, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ được đánh giá trong buổi phỏng vấn. Trong suốt quá trình làm việc, những hành động, ứng xử của bạn là cơ sở để đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng quan sát và nhận định. Ngay cả khi đã đạt được những thành tựu nhất định, có địa vị cao thì bạn cũng phải học cách để giao tiếp với cấp dưới, thúc đẩy, động viên và truyền cảm hứng để mọi người cùng tiến về mục tiêu chung.
Khi nói về kỹ năng giao tiếp thì đó là một tập hợp của nhiều kỹ năng khác nhau như cách tạo thiện cảm với người đối diện, lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng ánh mắt,…. Ngoài ra, trong những công việc khác nhau sẽ có những yêu cầu khác như kỹ năng giao tiếp bằng điện thoại, cách viết email, tư vấn khách hàng,…. Nếu bạn là một người mới và cần trang bị những kiến thức nền tảng về giao tiếp thì khóa học dưới đây có thể là giải pháp dành cho bạn.
Mong rằng với các thông tin được SAM tổng hợp trên đây đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên đón xem các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại SAM.edu.vn
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM