Khái niệm về bảo trì - bảo dưỡng công nghiệp

Bất kỳ một loại máy móc nào từ nhỏ bé linh tinh đến những cỗ máy to lớn cồng kềnh sau một thời gian hoạt động đều nảy sinh những vấn đề về kỹ thuật, chúng cần phải được duy tu, sửa chữa, bão dưỡng. Chính vì vậy, ngành bảo dưỡng công nghiệp (bảo trì công nghiệp) ra đời. Bảo dưỡng bảo trì công nghiệp đóng vai trò quan trọng với các nhà máy, giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp, giảm chi phí phát sinh do sự cố máy móc.

bảo dưỡng công nghiệp

Tiêu chuẩn AFNOR x 60-010 định nghĩa bảo dưỡng công nghiệp

“BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP LÀ MỌI VIỆC LÀM CÓ THỂ NHẰM DUY TRÌ HOẶC KHÔI PHỤC MỘT THIẾT BỊ TỚI MỘT ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH ĐỂ CÓ THỂ TẠO RA SẢN PHẨM MONG MUỐN”

Theo quan điểm thực hành BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP là việc thực hiện các tác vụ giúp bảo tồn năng lực thiết bị, qua đó đảm bảo tính liên tục và chất lượng của sản xuất.
 
BẢO DƯỠNG diễn ra trong toàn bộ thời gian sử dụng (tuổi thọ) của thiết bị.

BẢO DƯỠNG TỐT là đảm bảo đạt được hoạt động Ở MỨC CHI PHÍ TỐI ƯU TỔNG QUÁT.

Từ ‘Bảo dưỡng’ – maintenance – trong tiếng Anh xuất phát từ động từ ‘maintain’, có nghĩa là ‘duy trì’. Điều này có nghĩa là duy trì khả năng làm ra sản phẩm của máy móc thiết bị. Hiện nay, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng cách hiểu thông dụng nhất về Bảo dưỡng Công nghiệp ( Bảo trì công nghiệp) là duy trì hay khôi phục khả năng của máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có các đặc tính yêu cầu, trong thời gian cần đến chúng, với chi phí tổng quát thấp nhất.

 
Ngày nay, cùng với những thay đổi công nghệ, hiện tượng toàn cầu hoá kinh tế, sự tái cơ cấu liên tục cũng như cải tiến phương tiện sản xuất, các công ty chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ sống còn của mỗi công ty để tồn tại và phát triển là phải sử dụng tối ưu cơ sở vật chất và thiết bị mình có thể chủ động kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của khách hàng.

Các nhu cầu mà sản xuất cần phải đáp ứng được:

1. Lượng dự trữ tối thiểu: áp dụng các phương pháp sản xuất kịp thời với thời gian sản xuất (thời gian tính từ đầu vào là nguyên liệu đến đầu ra là sản phẩm) rất ngắn,

2. Chất lượng không chỉ cao hơn mà còn phải ổn định và có thể được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất,

3. Sản phẩm phải thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, v.v…

4. Tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường, tức là theo mô hình “kéo”, chứ không phải là theo năng lực sản xuất (mô hình “đẩy” truyền thống). Đây chính là xu hướng mới, được đặt tên là “sản xuất tinh gọn” (Lean manufacturing).

Rõ ràng là bộ phận Bảo dưỡng không còn giữ vai trò thứ yếu nữa mà phải là một bộ phận ngang hàng và gắn kết với sản xuất. Quản lý bộ phận Bảo dưỡng giờ đây không chỉ ở mức độ kỹ thuật cơ khí truyền thống mà còn phải đưa vào thêm các yếu tố:

1. Quan niệm về sản phẩm,

2. Quan niệm về thiết bị theo cách nhìn nhận của sản xuất,

3. Mua sắm thiết bị mới một cách có phương pháp,

4. Cách đưa thiết bị vào hoạt động. Mà rộng hơn là cách quản lý sử dụng thiết bị theo quan điểm nhìn nhận toàn bộ vòng đời của chúng một cách hiệu quả nhất về kinh tế, an toàn về môi trường và đảm bảo tính trách nhiệm với người sử dụng chúng.

 

Các yêu cầu này đòi hỏi phải có một cách tiếp cận hoàn toàn mới về vai trò của việc sử dụng hiệu quả thiết bị, (tức là bảo dưỡng công nghiệp), cũng như về quan hệ sản xuất – bảo dưỡng. Rất nhiều công ty vẫn còn tổ chức bộ máy hoạt động theo thứ tự chiều dọc đã lỗi thời nghĩa là bảo dưỡng đặt dưới sự kiểm soát của sản xuất. Việc chuyển sang cơ cấu tổ chức hàng ngang với bảo dưỡng và sản xuất là ngang hàng là rất cần thiết, giúp cho tất cả các công việc liên quan đến sản xuất được kết nối với nhau. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả kiểm soát cơ sở vật chất và thiết bị sản xuất mà còn cải thiện kiểm soát tài chính với các chi phí bảo dưỡng (trực tiếp và gián tiếp), cũng như thúc đẩy năng lực triển khai chiến lược Bảo dưỡng đi kèm với chiến lược phát triển của công ty.

Để giải quyết các yêu cầu này cần phải mở rộng lĩnh vực kiểm soát Bảo dưỡng công nghiệp bao gồm:

  • Tính phức tạp ngày càng cao của công nghệ,
  • Sự tích hợp của các công nghệ mới (công nghệ thông tin, vật liệu mới,..)
  • Sự tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế,
  • Sự phát triển của tâm lý con người,
  • Quy luật tổ chức con người và hệ thống.

Để hoàn thành được nhiệm vụ của mình, Bảo dưỡng công nghiệp cần phải đáp ứng ba yêu cầu có ý nghĩa sống còn, đó là kỹ năng, phương tiện và ý chí của tổ chức (công ty). 

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

Xem thêm bài viết liên quan:

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua

Số điện thoại: 
(028) 3938 1118 – (028) 3938 1119 

Hotline: 0901 457 245 - 0963 245 645
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO