Lập kế hoạch kinh doanh là bước đi quan trọng mỗi người phải thực hiện trước khi thực hiện một hoạt động kinh doanh. Một kế hoạch tốt sẽ giúp chủ doanh nghiệp định hình được các chiến lược, nâng cao tối đa tỷ lệ thành công của dự án. Dưới đây, SAM sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất.
Tầm quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh
Hiểu đơn giản, kế hoạch kinh doanh chính là bản mô tả quá trình, phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Lập bản kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được thị trường, xác định nhóm đối tượng khách hàng chính, tình hình công ty, điểm mặt các đối thủ cạnh tranh, đồng thời đưa ra được phương hướng làm việc của doanh nghiệp trong tương lai.
Việc lập bản kinh doanh trở nên quan trọng bởi nó là thước đo để đánh giá tình hình công ty ở thời điểm hiện tại. Nhìn vào nó, bạn có thể biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp. Nhờ đó sẽ biết cách khắc phục, có cách ứng phó cũng như hướng đi đúng đắn.
Không chỉ vậy, bản kế hoạch còn là cơ sở để doanh nghiệp làm việc với các công ty đối tác, nhà đầu tư… Thể hiện được sự chuyên nghiệp và cách kiểm soát công việc bằng các bản kế hoạch chính là yếu tố cần có để khách hàng lựa chọn.
Chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh
Nhìn chung, quá trình lập kế hoạch không quá phức tạp. Cách lập kế hoạch kinh doanh sẽ được triển khai bằng các bước cụ thể như sau.
Xác định ý tưởng kinh doanh
Tất nhiên rồi, trước khi bắt tay vào việc viết kế hoạch chi tiết, cần phải biết ý tưởng kinh doanh của bạn là gì. Đừng thiếu tự tin nếu ý tưởng của bạn đã và đang có người thực hiện, chỉ cần nó độc đáo và có sự mới lạ, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy ngách thành công cho mình.
Lập biểu đồ SWOT
SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp, là viết tắt của những từ:
- Strengths (Điểm mạnh)
- Weaknesses (Điểm yếu)
- Opportunities (Cơ hội)
- Threats (Thách thức).
Nhìn vào biểu đồ SWOT bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về kế hoạch kinh doanh của mình. Đây là cơ sở rất tốt để đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Ví dụ, điểm mạnh của bạn là nguồn hàng giá rẻ, mẫu mã đẹp nhưng chất lượng chỉ ở mức trung bình. Lúc này bạn nên tập trung vào chiến lược về giá thay vì chất lượng.
Lập kế hoạch marketing
Việc truyền thông, quảng bá cho thương hiệu là rất cần thiết cho bất kỳ sản phẩm kinh doanh nào. Chỉ khi có nhiều người biết đến mới có thể đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của bạn liên tục được bán ra. Hiện nay có nhiều các giải pháp công nghệ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình kinh doanh.
Lập kế hoạch quản lý nhân viên
Để mục tiêu kinh doanh của bạn được thành công, yếu tố con người đóng vai trò then chốt. Đội ngũ nhân viên chính là những người sẽ triển khai từng bước một các kế hoạch của bạn. Chính vì vậy, cần phải có kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển nhân viên cụ thể.
Nhiều doanh nghiệp thường xao nhãng quy trình quản lý, nhất là khi số lượng nhân viên đông. Điều này có thể dẫn đến việc một số nhân viên làm việc hời hợt, bỏ bê công việc. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng tính năng quản lý nhân viên của SAM, cho phép bạn kiểm soát quá trình làm việc của từng nhân viên. Từ đó có thể lập các chính sách lương, thưởng công bằng, minh bạch. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn có thể phân quyền cho nhân viên tùy theo chức năng, nhiệm vụ của họ.
Ngay cả những ý tưởng điên rồ nhất cũng được khuyến khích. Bạn nghĩ gì về việc quấn một tấm chăn lên người khi dự tiệc. Hẳn nghe rất vô lý phải không nào. Thế nhưng ý tưởng dùng những chiếc chăn mỏng làm thành đồ dự tiệc đã giúp Scott Boilen – chủ tịch Allstar Products – tạo ra dòng sản phẩm chăn dùng làm áo khoác (có tên Snuggie). Từ năm 2008, hơn 30 triệu sản phẩm được tiêu thụ, mang về cho Scott Boilen 500 triệu USD.
Đặt ra các mục tiêu cần đạt được
Mục tiêu là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ bản kế hoạch nào. Nhìn vào mục tiêu bạn sẽ có động lực và cả áp lực để phấn đấu thực hiện. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh đó là hãy liệt kê cụ thể nhất những điều bạn mong muốn đạt được, từ đó sẽ có phương pháp tương ứng để thực hiện.
Nghiên cứu và phân tích thị trường
Thương trường như chiến trường, luôn có sự khốc liệt và tính sống còn của nó. Bạn không được phép thất bại nhiều lần bởi nó sẽ triệt tiêu cả tinh thần lẫn tiềm lực, ngân sách của mình. Vì vậy hãy nghiên cứu và phân tích thị trường chi tiết nhất trước khi “tham chiến”. Bạn phải hiểu rõ thị trường mình nhắm tới, tệp khách hàng mục tiêu của mình, các đối thủ cạnh tranh.
Lập kế hoạch quản lý tài chính
Tài chính là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu không có kế hoạch quản lý kỹ lưỡng rất có thể dẫn đến thất thoát, không phân bổ hợp lý rất có thể dẫn đến lỗ nặng. Bản kế hoạch phải liệt kê đầy đủ các khoản thu, chi, giấy tờ, hóa đơn đầy đủ.
Viết chiến lược kinh doanh cụ thể
Lập kế hoạch kinh doanh không nên chỉ dừng lại về mặt lý thuyết được triển khai trên giấy. Nó cần phải được triển khai thành những bước cụ thể và chi tiết. Mỗi mục tiêu phải được hoạch định bằng một chiến lược cụ thể để có thể thực hiện. Cần phải làm rõ các yếu tố sau: mục tiêu này sử dụng kênh truyền thông nào? Ap dụng những chương trình marketing nào? Thời gian triển khai bao lâu? Ngân sách bỏ ra là bao nhiêu? Ước tính hiệu quả thu về.
Các lưu ý khi lập bản kế hoạch kinh doanh
Để bản kế hoạch của bạn đạt hiệu quả truyền đạt tốt nhất sẽ có những lưu ý nhất định. Cụ thể như sau.
- Dung lượng bản kế hoạch phải cô đọng
Bản kế hoạch khác với tản văn, cần phải hạn chế sự dài dòng, lê thê không đáng có. Chỉ cần tập trung vào những yếu tố có giá trị đánh giá, phân tích. Một bản kế hoạch cô đọng giúp người xem tập trung được vào những yếu tố chính yếu, không bị lan man về các mục tiêu mà mình cần thực hiện.
- Nhận biết đối tượng người đọc là ai
Kế hoạch kinh doanh thường chỉ lưu hành nội bộ và chỉ có những người có vị trí, vai trò mới được xem chúng. Vì vậy, bạn cần phải xác định được đối tượng người đọc là ai để có cách triển khai phù hợp. Ví dụ, bản kế hoạch dùng để trình bày trước các cổ đông của công ty thì thông tin chính nhất định phải có là báo cáo tài chính trong năm và kế hoạch tài chính trong năm tới.
Trên đây là những nội dung cần biết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Để doanh nghiệp của luôn đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu quan trọng, đừng bỏ qua khâu quan trọng kể trên.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM