Doanh nghiệp gia đình là mô hình kinh doanh lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới. Phần lớn tài sản của thế giới được tạo ra bởi các doanh nghiệp thuộc gia đình. Theo Tạp chí Tharaw, các doanh nghiệp thuộc sở hữu đa số của một thành viên gia đình đóng góp tới 70%-90% GDP thế giới. 85% khởi nghiệp trên toàn thế giới được thành lập bằng tiền gia đình (Theo dữ liệu toàn cầu FFI).
Bên cạnh những tập đoàn nổi tiếng như Hermés, Samsung, Huyndai, Ford,… đều là các tập đoàn gia đình lớn nổi tiếng với các văn hóa kinh doanh, xây dựng cộng đồng, công tác quản trị đội ngũ, phát triển thương hiệu,… thì có những doanh nghiệp gia đình tuy có truyền thống lâu đời nhưng vẫn vấp phải nhiều trở ngại trong công tác quản trị của mình.
Cuộc xung đột giữa các thành viên và giai đoạn chuyển giao thế hệ
Tại Ấn Độ, sau khi Dhirubhai Ambani - người sáng lập Rliance Industris chết vào năm 2002 mà không thừa kế lại tài sản hợp pháp cho 1 người duy nhất. Khiến cho 2 người con của ông là Mukesh và Anil tranh dành quyền lực quản lý công ty, kết quả là Doanh nghiệp này phải chia hai.
Như câu chuyện về tranh đấu nội bộ của Tập đoàn thế lực Lotte Group, người cha nhà sáng lập Lotte Group - Shin Kyuk Ho đã bị đứa con trai thứ của mình là Dong Bin đẩy khỏi ghế CEO của Lotte Holdings do mâu thuẫn quyền thừa kế cùng với người anh cả Dong Joo. 3 người cha con phải đưa nhau ra toàn và khiến cho hình ảnh Lotte Group ngày càng trở nên tồi tệ, kết quả cả 3 cha còn đều vướng vào vòng lao lý.
Đưa thành viên vào những chức chủ chốt nhưng không có năng lực
Bê bối như việc bà Cho Hyun Ah - con gái Chủ tịch Hanjin Group, sau khi người cha qua đời vào năm 2002, chuyển quyền lãnh đạo cho các con cháu, đã ra lệnh máy bay của Korean Air (thuộc tập đoàn Hanjin Group) quay lại cổng và đuổi tiếp viên trưởng xuống do phục vụ hạt mắc ca trong gói thay vì đổ ra đĩa. Trước sức ép của dư luận và truyền thông, Cho Hyun Ah đã bị buộc phải rời khỏi vị trí phó chủ tịch tập đoàn Korean Air, công khai cúi đầu xin lỗi dân chúng và phải tham gia phiên điều trần với Bộ Giao thông Hàn Quốc. Choi Eun-young, phu nhân thành viên trong gia đình sáng lập Hanjin cũng từng bị cáo buộc bán cổ phiếu trước khi có tin xấu.
Các doanh nghiệp gia đình thông thường không nghe theo cổ đông và vẫn luôn muốn và tạo điều kiện cho con cháu của mình lên nắm quyền dù không có năng lực chuyên môn.
Đồng nhất với nhau về mục tiêu chung là phát triển công ty
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, thì doanh nghiệp gia đình cũng đều cần hướng tới sự phát triển chung đề đưa công ty vững mạnh hơn. Như bài học từ quản lý nội bộ của hãng nước tương Kikkoman được quản lý bởi 8 gia đình thành viên.
Việc có nhiều gia đình cùng tham gia vào tạo ra hiểm họa xung đột lớn khi gia đình nào cũng muốn được nắm quyền tối đa, thì doanh nghiệp gia đình này có một giải pháp rất thông minh. Họ quy định mỗi gia đình chỉ có một người được nắm vị trí quản lý trong công ty (tuy nhiên không phải ai cũng được vào Ủy viên Hội đồng quản trị). Và họ không bài xích hay loại trừ người ngoài có năng lực vào các vị trí tương đương, miễn sao đạt được mục đích chung là đưa công ty phát triển.
Nhờ vậy, mà các gia đình luôn ra sức dạy dỗ con cái, cạnh tranh lành mạnh với nhau, ai có năng lực sẽ được vị trí xứng đáng. Họ còn lập ra công ty tài chính riêng để kiểm soát chi tiêu của 8 gia đình này, không được ai tự ý xìa tiền, có kiểm tra chéo, có cưỡng chế, thường xuyên họp mặt để xem xét ra các quyết định chung.
Thương hiệu này tính đến nay đã xuất hiện tại hơn 100 quốc gia, trở thành thương hiệu xì dầu, dầu hảo nổi tiếng nhất Nhật Bản.