Thử thách các nhà lãnh đạo phải đối mặt là những khó khăn như: KPI, quản lý đội ngũ nhân viên, phải thực hiện tất cả các mục tiêu,… và không thể thiếu những rủi ro và thách thức không ngừng biến chuyển.
Song những thách thức ấy cũng sẽ là động lực cho bạn phát triển các kỹ năng lãnh đạo theo nhiều hướng như lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo cấp dưới. Dưới đây là 7 thách thức lớn nhất mà những lãnh đạo thường xuyên phải đương đầu.
1. Khả năng giao tiếp là thử thách các nhà lãnh đạo phải đối mặt
Tục ngữ có câu: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Và giao tiếp vừa là một kỹ năng rất quan trọng vừa là thách thức các nhà lãnh đạo phải đối mặt, bạn cần thời gian và sự chú tâm nhất định để có thể giao tiếp tốt và hiệu quả hơn.
Mỗi người sinh ra không có ai là có khả năng giao tiếp hoàn hảo mà chính là thông qua việc rèn luyện và học tập hằng ngày mới có thể trở thành một người có giao tiếp giỏi trong đời sống.
Kỹ năng giao tiếp sẽ cho phép bạn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống một cách nhanh chóng hơn. Thông qua sự giao tiếp, đối thoại với người xung quanh, bạn sẽ bày tỏ những suy nghĩ, lập trường của mình, giúp tìm ra cái tôi cá nhân và khiến cho bản thân trở nên nổi bật với đám đông.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo thì giao tiếp là tố chất quan trọng nhất. Tuy nhiên, đây không phải là một việc làm dễ dàng. Hầu hết những người đứng đầu thừa nhận mình khó giao tiếp, khó kết nối với cấp dưới hoặc đội của mình.
Có thể là do vì vị trí công việc của họ, tuy nhiên phần còn lại là do khả năng giao tiếp và truyền đạt ý tưởng kém. Để cấp dưới hiểu và đạt được kết quả tốt, nhà lãnh đạo nên tìm cách đối thoại liên tục và hướng dẫn nhân viên theo kế hoạch hiệu quả.
2. Áp lực
Với rất nhiều nhiệm vụ cần đảm đương ở chốn công sở – từ quản lý mâu thuẫn đến các định hướng chiến lược và phát triển nhân sự – không có gì khó hiểu nếu nhà lãnh đạo thường xuyên lâm vào tình trạng stress. Họ luôn phải suy nghĩ để đưa ra những cách làm, giải quyết tốt nhất tránh những rủi ro không muốn có.
Những người lãnh đạo luôn gánh trách nhiệm trên vai mình nên áp lực công việc với cường độ cao là điều không tránh khỏi. Vậy, việc các nhà lãnh đạo cần làm lúc này là giải tỏa áp lực công việc bằng cách ngồi thiền, nói ra với mọi người xung quanh hoặc viết nhật ký,…
3. Nhà lãnh đạo cần tạo động lực và “Giữ lửa” cho nhân viên.
Giữ cho họ hăng say và nhiệt huyết với các nhiệm vụ được giao phó là thách thức các nhà lãnh đạo phải đối mặt của bất kỳ người lãnh đạo nào.
Tạo cho nhân viên một môi trường hoạt động tự do và thân thiện là điều quan trọng của một doanh nghiệp thành công. Bên cạnh việc công ty cung cấp tất cả những dịch vụ về phúc lợi và khen thưởng đối với nhân viên. Cho họ cảm giác công ty là môi trường tốt để họ có thể phát triển hết khả năng của mình.
Đây là việc quan trọng nhất của việc xây dựng đội nhóm trong doanh nghiệp. Do đó, muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba và giỏi hãy trang bị cho bản thân các kỹ năng quản lý quan trọng nhé.
4. Quản lý sức mạnh tinh thần của nhân viên
Nguồn nhân lực được ví như là xương sống của doanh nghiệp. Để thúc đẩy tinh thần làm việc, người quản lý cần phải tạo ra một văn hoá làm việc tích cực.
Nhà lãnh đạo cần:
– Minh bạch: Không nên giấu các vấn đề đang xảy ra trong công ty, nếu để nhân viên hoang mang về những thông tin không có thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất công việc.
– Công nhận, khen thưởng: Là hình thức tạo động lực cống hiến. Khi nhân viên cảm thấy được đánh giá cao, giá trị bản thân được nâng lên. Góp phần nâng cao chất lượng trong công việc.
– Tích cực lắng nghe phản hồi của nhân viên: Nhận phản hồi của nhân viên là một cách thúc đẩy tinh thần của nhân viên. Khi bạn lắng nghe họ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và tinh thần làm việc được nâng lên. Và bạn cần phải “hành động” dựa trên những phản hồi đó.
– Khích lệ nhân viên để tạo động lực cho nhân viên: Đây là cách giúp bạn truyền lửa cho nhân viên một cách nhanh chóng. Có thể treo phần thưởng cho các task khó, các dự án hoàn thành vượt kỳ vọng để tạo động lực cho họ.
5. Xử lý xung đột và quản lý mâu thuẫn nội bộ
Đây là vấn đề khá nhạy cảm và đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tinh tế để nhận ra vấn đề và giải quyết nhanh chóng. Trong làm việc, bất hoà với đồng nghiệp là chuyện không thể tránh. Nếu những mâu thuẫn đó diễn ra và phát triển trở thành bất đồng giữa các nhân viên thì vị sếp phải hành động nhanh chóng nhằm khôi phục được trạng thái ổn định nơi công sở.
Hoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải có với sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc. Nếu chúng không được xử lý một cách triệt để, có thể ảnh hưởng đến văn hóa công sở và năng suất của tập thể.
6. Mang lại cơ hội phát triển
Đội ngũ nhân viên giỏi, phát triển thì nhà lãnh đạo phải giỏi. Người lãnh đạo tài giỏi không chỉ giúp nhân viên đạt được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp mà còn đạt được thành công trong những lĩnh vực họ mong đợi. Lãnh đạo cần chú trọng đến sự phát triển của tổ chức và các cá nhân. Họ cần phát hiện tài năng, được bồi dưỡng, có định hướng cá nhân để phát triển theo con đường phù hợp nhất.
7. Thay đổi hướng đào tạo phù hợp với từng thế hệ nhân lực
Trong nhiều doanh nghiệp ngày nay, việc sử dụng nhân sự đa thế hệ là điều thường xuyên của ban giám đốc. Sự có mặt của lực lượng nhân sự trẻ làm cho môi trường doanh nghiệp phong phú thêm. Đồng nghĩa với việc, mỗi một thế hệ nhân sự lại có lối suy nghĩ riêng biệt tác phong làm việc cùng văn hoá ứng xử khác nhau.
Với sự đa dạng về nhân sự, doanh nghiệp nói chung và lãnh đạo nói riêng cần phải thay đổi phương pháp làm việc và hướng tiếp cận những đối tượng này. Khoảng cách thế hệ và phong cách làm việc của họ khá khác biệt với số còn lại nên cần hướng đào tạo phù hợp để có thể phát triển hết các kỹ năng mà bản thân có.
8. Hướng giải quyết thử thách các nhà lãnh đạo phải đối mặt
Mặc dù việc đảm nhiệm chức vụ mới đã là một thay đổi to lớn cho bạn, tuy nhiên mỗi khi đi qua lại sẽ càng có những cơ hội và thử thách trái ngược nhau. Một số thay đổi là do bạn tự quyết định, nhưng một số thì lại bị ảnh hưởng khách quan. Trách nhiệm của bạn là phải luôn tỉnh táo trong tất cả trường hợp
8.1 Tin tưởng ở tài chỉ huy của bạn
Trước khi bạn muốn thành lập một nhóm người, bạn phải tin tưởng ở bản thân mình. Lòng tự trọng giữ một vị trí then chốt của sự thành công.
Lòng tự trọng liên quan với những nỗ lực và thành công bên trong của bạn. lòng tự trọng gợi cảm hứng của bạn cho gia đình và cuộc sống cá nhân của bạn. Khi bạn cảm thấy người ta hài lòng với bản thân thì bạn có khuynh hướng có một tầm nhìn chung tốt hơn.
8.2 Tiếp cận sự việc với tư duy rộng mở
Nếu bạn bỏ đi một phần cái tôi của bạn và nhờ đến các đồng nghiệp của bạn để bước qua khó khăn, lúc đó bạn tạo dựng nên riêng mình một xã hội với tư duy cởi mở. Những con người có tư duy này chấp nhận việc họ không hiểu rõ mọi chuyện và tìm kiếm các lối suy nghĩ mới.
Họ coi rằng đây là nơi chúng ta phát triển chứ không phải là cách mà bạn thành công hay thất bại. các nhà lãnh đạo nên tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, hãy dành thời gian quan sát, ghi chép tình hình và phòng vệ. Và hơn thế là hết, hãy đảm bảo không đưa bản thân đến các nơi khác chúng ta có nguy cơ gặp phải hay chịu ảnh hưởng.
8.3 Tập trung vào giúp đỡ nhân viên của bạn.
Sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo cho nhân viên là vô cùng cần thiết trong quá trình họ thực hiện công việc mỗi ngày và cả khi đối diện với các thử thách. Những nhân viên cũng có cảm nhận giống người quản lý và sếp của họ, muốn chứng kiến sự tiến bộ và thành công đổi lại họ cũng muốn làm việc hết lòng mình và đóng góp vào tập thể.
Họ muốn trụ lâu hơn nữa để phát triển nếu có thể, và đương đầu với các thử thách phía trước. Khi nhân viên trở nên cô độc hay bị lãng quên thì càng có nhiều cơ hội ra ngoài làm việc khi có tình huống phát sinh.
Phần kết
Để trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai, bạn cần chuẩn bị tinh thần và kiến thức tốt nhất để đội ngũ nhân viên có thể phát triển. Bên cạnh đó, bạn luôn phải đối mặt với các thách thức và xử lý sao cho hiệu quả. Sự tiến bộ trong khả năng lãnh đạo còn phụ thuộc rất nhiều vào những bài học bạn tích lũy được khi xử lý vấn đề.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM