Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình - trình bày của mình hãy xem 20 mẹo tốt nhất để cải thiện điều đó nhé!
1. Luyện tập!
Đương nhiên, bạn sẽ phải luyện tập phần trình bày của mình nhiều lần. Mặc dù có thể khó khăn cho những người có lịch làm việc bận rộn dành thời gian luyện tập, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là sự quyết tâm để tạo nên một bài nói chất lượng.
Bạn có thể làm mọi người trong công ty bất ngờ vì thức khuya trước một buổi thuyết trình lớn, tập luyện hết lần này đến lần khác. Nếu bạn thực sự muốn giọng nói trôi chảy, hãy viết ra giấy bài phát biểu của bạn, giống như các diễn viên đọc lời thoại trước khi diễn xuất vậy.
Hãy cố gắng tập dượt tại nơi bạn sẽ thực hiện bài nói chuyện của mình.
Một số nhà diễn thuyết giỏi còn có những phương pháp độc đáo hơn, tập nói trong nhiều tư thế: đứng lên, ngồi xuống, dang hai tay, đứng một chân, trong khi ngồi trong nhà vệ sinh,... Bạn càng thử luyện tập trong nhiều tư thế, sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn với bài phát biểu của mình.
Cho bạn bè và đồng nghiệp xem bài tập dượt và để họ nhận xét góp ý cũng là một ý hay, hoặc ghi âm lại bài nói cũng là cách bạn sửa những lỗi sai để hoàn thiện bài thuyết trình.
2. Biến năng lượng thần kinh thành sự nhiệt huyết.
Nghe có vẻ kì lạ, nhưng hãy thử uống nước tăng lực và nhạc hip-hop trước khi trình bày – thuyết trình.
Tại sao? Điều đó giúp làm hưng phấn thần kinh và biến nó tập trung. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một bài phát biểu sôi nổi có thể giành chiến thắng trong một cuộc thi hùng biện. Tất nhiên, cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau với caffeine trong nước tăng lực hay cà phê, vì vậy hãy hiểu rõ cơ thể của bạn trước khi uông những thứ nhiều năng lượng đó nhé!
3. Lắng nghe các bài thuyết trình khác.
Nếu bạn tham dự một hội nghị, hãy cố gắng bắt chuyện với những người sẽ thuyết trình trước, bạn sẽ nhận được một số lời khuyên. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với các diễn giả đồng nghiệp của bạn trong khi cũng mang đến cho bạn cơ hội để cảm nhận khán giả.
Tâm lý của đám đông là gì? Nên cười nhiều hay không? Có nên thay đổi cấu trúc bài nói hay không? Một diễn giả khác cũng có thể nói điều gì đó mà bạn có thể áp dụng trong bài trình bày.
4. Đến sớm.
Là cách tốt nhất để bạn chuẩn bị mọi thứ và giải quyết những sự cố không may. Đến sớm hơn thì chúng ta sẽ không bị trễ giờ và luống cuống dẫn đến dễ quên mất nội dung định trình bày.
5. Điều chỉnh cho phù hợp với không gian.
Càng cảm thấy hợp với môi trường nơi bạn thuyết trình, bạn sẽ càng thực hiện tốt phần việc của bản thân..
Hãy chắc chắn rằng mọi thứ đã được trang bị tốt. Nếu có thể, hãy thực hành với micrô và ánh sáng, cũng như chỗ ngồi để có thể nhận thức được bất kỳ sự xao lãng nào có thể gây ra bởi môi trường xung quanh. (Chẳng hạn một con đường ồn ào bên ngoài).
6. Gặp gỡ và chào hỏi.
Hãy trò chuyện với mọi người trước khi trình bày. Nói chuyện với khán giả khiến bạn có được hình ảnh thân thiện hơn.
Đặt câu hỏi cho người tham dự sự kiện và nhận phản hồi của họ. Họ thậm chí có thể cung cấp cho bạn một số cảm hứng để làm phong phú bài nói chuyện của bạn.
7. Tưởng tượng về hình ảnh tích cực.
Bạn chắc không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của hình ảnh tích cực. Khi chúng ta tưởng tượng một kết quả khả quan trong tâm trí, mọi thứ có nhiều khả năng diễn ra theo cách chúng ta hình dung.
Thay vì nghĩ rằng "Tôi sẽ không làm được – tôi sẽ bị mọi người cười chê", bạn hãy tưởng tượng bản thân nhận được rất nhiều tiếng cười và tràng pháo tay trong khi trình bày.
8. Hãy nhớ rằng khán giả mong muốn bạn làm tốt
Nỗi sợ hãi chung của những ai chuẩn bị thuyết trình là sự cười chê, bắt lỗi của khán giả.
Nhưng không phải vậy, khán giả muốn nhìn thấy bạn thành công. Trong thực tế, nhiều người có một nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông, vì vậy ngay cả khi khán giả dường như thờ ơ, hãy làm cho khán giả trở nên chú ý hơn về bài diễn thuyết của bạn.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, hãy nhắc nhở bản thân rằng khán giả biết điều đó, và thực sự họ muốn bạn bình tâm và làm tốt hơn.
9. Hít thở sâu.
Khi chúng ta lo lắng, cơ bắp sẽ thắt chặt và căng cứng – hơi thở cũng không đều và dễ bị hụt hơi. Thay vào đó, hãy tiếp tục hít thở sâu để lấy oxy đến não và thư giãn cơ thể.
10. Nụ cười.
Mỉm cười làm tăng endorphins (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau và nhiều hơn thế nữa), thay vì lo lắng thì hãy cố gắng bình tĩnh và nó sẽ làm cho bạn cảm thấy ổn hơn. Mỉm cười cũng thể hiện phong tự tin và nhiệt tình với khán giả.
Mẹo này hoạt động ngay cả khi bạn đang livestream hoặc quay video diễn thuyết, khi mà họ không thể nhìn thấy bạn trực tiếp.
Chú ý đừng cười quá nhiều nhé, họ sẽ nghĩ bạn “bị điên” đấy.
Hãy hài hước - nhưng đừng biến mình thành "chú hề nhé!
11. Tập thể dục.
Tập thể dục trước khi bạn trình bày để thúc đẩy endorphins, thứ sẽ giúp giảm bớt sự lo lắng.
Hãy đăng ký một lớp gym hay thể dục nhịp điệu ngay thôi, vừa đẹp dáng vừa thư giãn đầu óc!
12. Biết dừng đúng thời điểm.
Khi bạn lo lắng, rất dễ xảy ra tình trạng bạn nói quá nhanh và kết thúc sớm bài thuyết trình, điều này sẽ khiến bạn hết hơi, lo lắng hơn và hoảng sợ! Đừng ngại làm chậm và hãy có thời gian dừng nghĩ trong trong bài phát biểu của bạn.
Việc tạm dừng có thể được sử dụng để nhấn mạnh một số điểm mấu chốt và để giúp cuộc trò chuyện của bạn cảm thấy tự nhiên hơn, nếu cứ trình bày liên tục không ngừng nghỉ khán giả sẽ nghĩ bạn đang trả bài đấy!
13. Đừng cố gắng sử dụng quá nhiều tài liệu.
Tất nhiên bài trình bày của bạn phải có đầy đủ thông tin hữu ích, sâu sắc và có tính thực tiễn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin bào bài trình bày dài 10 phút.
Lượng thông tin truyền tải cho người nghe nên vừa đủ, phù hợp với thời gian.
14. Tích cực thu hút khán giả.
Ai cũng muốn bày tỏ ý kiến cá nhân và đóng góp vào bài diễn thuyết của người đang trình bày trước mặt họ, nhưng bản chất của các bài thuyết trình thường có vẻ một chiều.
Không nên như thế. Hãy hỏi xem khán giả xem họ nghĩ gì, mời họ đặt các câu hỏi hoặc tham gia cuộc khảo sát khiến người tham dự cảm thấy được tôn trọng hơn.
15. Hãy hài hước hơn.
Bản trình bày của bạn nên được chuẩn bị với nhiều thông tin hữu ích, điều này là quan trọng nhất nhưng nó không phải là tất cả, thêm một chút hài hước sẽ làm khán giả đánh giá cao bài nói của bạn.
Thêm vào một số câu chuyện cười và các slide nhẹ nhàng là một cách tuyệt vời để giúp khán giả (và bản thân người nói) cảm thấy thoải mái hơn, bớt buồn ngủ và chán nản đặc biệt khi trình bày với rất nhiều thông tin.
Tuy nhiên, điều quan trọng là duy trì sự cân bằng – chỉ nên vừa đủ, vì khán giả không đến để xem bạn diễn hài kịch. Nếu bạn lo lắng về việc liệu bài trình bày có “lố bịch” hay không, hãy hỏi một vài người bạn và nhận lời khuyên từ họ.
16. Thừa nhận bạn không biết hết mọi thứ.
Rất ít người trình bày sẵn sàng thừa nhận công khai rằng họ không thực sự biết mọi thứ bởi vì họ cảm thấy nó làm giảm hình ảnh của họ.
Tuy nhiên, vì tất cả chúng ta đều biết rằng không ai “biết tuốt” mọi thứ, hãy thừa nhận như vậy trong một bài thuyết trình thực sự có thể cải thiện độ tin cậy của bạn.
Nếu ai đó hỏi một câu hỏi vượt quá tầm hiểu biết, bạn có thể thừa nhận thẳng thắn. Điều này cũng có thể làm tăng sự tín nhiệm của bạn với khán giả, vì nó chứng tỏ rằng, bất kể một giáo sư hay nhà bác học cũng khể am hiểu hết kiến thức và ai cũng cần họ hỏi trau dồi kiến thức. Bản chất của thuyết trình là chia sẻ và nhận lại những ý kiến đóng góp.
>>> Xem thêm : Tầm quan trọng của kỹ năng trình bày
17. Giữ vừng lập trường – Thể hiện sự tự tin.
Thể hiện sự tự tin bằng ngôn ngữ cơ thể là một cách khác để làm cho bài thuyết trình tốt hơn. Khi cơ thể bạn thể hiện sự tự tin, tâm trí bạn dường như cũng sẽ như vậy.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong vài phút trước khi nói chuyện (hoặc tham gia một cuộc phỏng vấn lớn) tạo ra một cảm giác về sự tự tin về lập trường. Hãy ngẩng cao đầu, đi thẳng, ngồi ngay, phát âm rõ ràng dõng dạc.
Dù bạn làm gì, đừng hay ngồi cũng không nên thể hiện sự thiếu tự tin, điều này làm cho khán giả cảm thấy bạn không phải là người có kiến thức tốt.
18. Uống nước.
Khô miệng là biểu hiện của sự lo lắng căng thẳng.
Giữ ẩm và uống nhiều nước trước khi nói chuyện của bạn , hãy để một chai nước ở tầm với của cánh tay trong khi trình bày trong trường hợp bạn bị khô miệng khi trò chuyện.
19. Tham gia các lớp học giao tiếp – Trò chuyện nhiều hơn.
Đây là nơi có những giảng viên kinh nghiệm, có kiến thức để hướng dẫn thêm cho bạn về những kỹ năng thuyết trình.
“Học thầy không tày học bạn” – Ngoài những giảng viên thì các học viên khác cũng là những người có chung mục đích với bạn, họ sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân mà bạn có thể áp dụng lại cho chính mình, hay những điều nên tránh khi thực hiện công việc.
20. Đừng chống lại sự sợ hãi.
Chấp nhận nỗi sợ của bạn thay vì cố gắng chống lại nó.
Nếu cứ tự hỏi rằng liệu mọi người sẽ nhận thấy sự căng thẳng của bạn hãy không sẽ chỉ làm mọi thứ tệ hơn.
Hãy chấp nhận sự sợ hãi đó và khai thác năng lượng thần kinh, biến nó thành sự nhiệt huyết – bạn sẽ nhận được thành quả.