Xí nghiệp hay công ty sẽ có nhiều phân xưởng khác nhau, theo mục đích sản xuất khác nhau. Quản lý quá trình sản xuất giúp tạo ra hàng hóa và sản phẩm theo yêu cầu. Người ta thường chia xưởng sản xuất thành các loại:
- Xưởng cơ bản
- Xưởng phụ
- Xưởng phụ trợ
- Xưởng phụ thuộc
Xưởng là khối sản xuất độc lập của doanh nghiệp theo tùy loại hình kinh doanh. Việc quản lý xưởng sản xuất ảnh hưởng đến năng suất quản lý, hiệu suất sản xuất. Điều này đòi hỏi quản đốc phải cực kỳ chỉn chu, tích lũy nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất để nâng cao hiệu quả.
Quản lý sản xuất là gì ?
Doanh nghiệp cần khả năng quản trị, sắp xếp của người đứng đầu để quá trình sản xuất thuận lợi. Quản lý sản xuất là một trong những phân đoạn của hoạt động sản xuất. Công đoạn này giúp công ty quản lý tiến độ công việc của nhân sự hiệu quả, chủ động và hạn chế rủi ro kinh doanh. Nó thông qua việc thiết lập kế hoạch, phối hợp chỉ đạo hoạt động sản để tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu đặt ra.
Mục tiêu của việc này này ưu tiên việc đảm bảo khả năng sản xuất đúng số lượng, chất lượng của sản phẩm theo tiến độ. Bên cạnh đó cần uyển chuyển trong việc đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng để tối ưu hóa sản xuất.
Quy trình quản lý xưởng sản xuất
Năng lực hay khả năng sản xuất là định mức sản xuất tối đa trong một quỹ thời gian nhất định. Việc này dựa vào hệ thống nguồn lực đang có như: nhân công, vật tư, nguyên vật liệu... Khả năng sản xuất có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau: xưởng, giai đoạn sản xuất,... Hoặc có thể áp dụng cho cả hệ thống sản xuất.
Khả năng sản xuất sẽ thay đổi nếu quy mô xưởng, nhân công, vật tư, công nghệ sản xuất thay đổi. Vậy nên khả năng suất mang tính biến đổi linh hoạt. Những khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất chính là:
- Nhân lực
- Vật tư thiết bị
- Hoạt động quản lý hệ thống sản xuất
- Dự trù nguyên vật liệu
Dự trù nguyên vật liệu là việc xác lập hàng tồn kho, ước chừng định mức nguyên vật liệu thô cần thiết. Để từ đó sản xuất để hoàn thành sản xuất sản phẩm. Bước này sẽ bảo đảm việc tồn kho hợp lý, tránh tốn kém và đáp ứng yêu cầu sản xuất. Việc này yêu cầu cần thiết lập kế hoạch chính xác dựa trên thiết bị, vật liệu một cách chặt chẽ.
Mục đích của việc dự trù nguyên vật liệu trong quản trị hệ thống sản xuất:
- Hạn chế việc tồn kho bất hợp lý
- Tối ưu thời gian sản xuất khi biết được lượng vật liệu cung ứng và lượng dự trù kho
- Giảm rủi ro về tồn đọng vốn, trì trệ hệ thống sản xuất
- Quản trị công đoạn sản xuất
Để giảm thiểu những rủi ro phát sinh, người quản trị phải xây ra các công đoạn chi tiết của sản xuất. Và giám sát thực hiện nó để quy trình sản xuất được thực hiện nghiêm ngặt, đúng đắn. Từ đó người quản lý có thể kiểm soát, nắm bắt được thực tế, đưa ra các bước hành động tiếp theo.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Sản phẩm giống như vẻ bề ngoài. Người người tiêu dùng dựa vào đó để đánh giá chất lượng, uy tín doanh nghiệp. Xưởng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm. Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có bộ tiêu chí khác nhau để đánh giá về mẫu mã, kích thước, thành phần, chủng loại...
Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất giúp quản đốc dễ dàng phân loại, theo dõi và đánh giá kịp thời về đầu ra của sản phẩm.
Năng lực cần có của nghề quản trị hoạt động sản xuất
Năng lực chuyên môn:
Đây là nhóm kỹ năng thiếu yếu phục vụ cho chuyên môn của nghề quản lý sản xuất. Các kỹ năng nghiệp vụ này giúp nhà quản lý kiểm soát và giải quyết các phát sinh về chuyên môn của công việc.
Các kỹ năng nghiệp vụ bao gồm:
- Khả năng thiết lập kế hoạch và quản trị hệ thống sản xuất
- Khả năng xây dựng định biên nhân sự theo khối sản xuất
- Dự trù sản lượng sản xuất
- Xây dựng hoạt động văn hóa tương tác nội bộ để nâng cao tinh thần, hiệu suất làm việc của nhân sự
- Năng lực bổ trợ
Kỹ năng bổ trợ là những kỹ năng nằm ngoài chuyên môn, nhưng bổ sung và hỗ trợ người giám sát, quản trị có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong hoạt động sản xuất.
Một số kỹ năng bổ trợ mà nhà quản trị cần có:
- Phong thái và cách thức quản lý khoa học, chuyên nghiệp
- Khả năng điều phối đám đông
- Sự tận tình và trách nhiệm
- Biết sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ việc quản lý
Những kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất
1. Quản trị kho vật liệu, thiết bị
Quản trị kho là việc nhà quản lý thực hiện các nghiệp vụ để quản lý vật tư, nguyên liệu, thiết bị phục vụ sản xuất. Công tác quản lý kho sẽ giúp việc đi đúng tiến độ sản xuất. Nhiều xưởng xí nghiệp phân loại kho nguyên liệu, máy móc chồng chéo dẫn đến việc thất lạc, hỏng hóc hay giảm chất lượng thiết bị. Đến khi cần tìm lại để sản xuất lại không có, gây tốn thời gian tìm kiếm.
Quản lý kho khoa học theo phương thức hiện đại sẽ giúp kiểm soát và phân loại thiết bị, máy móc đúng chỗ, đúng nguồn. Từ đó giúp bảo quản, vận chuyển được dễ dàng hơn.
2. Quản trị cơ cấu vận hành của xưởng
Mỗi nhà xưởng có một cơ cấu vận hành khác nhau tùy vào mục đích sản xuất. Thiết lập cơ cấu vận hành xưởng sẽ giúp nhà quản lý phân chia nhiệm vụ nhân công dễ dàng hơn theo chuyên môn hóa. Từ đó kiểm soát tiến độ sản xuất và hiệu quả rõ ràng.
Cơ cấu quản trị của doanh nghiệp sản xuất liên quan đến quy mô và chức năng sản xuất. Có thể chia theo tổ, đội, nhóm theo năng lực riêng biệt. Người quản lý sẽ phân quyền quản lý theo cơ cấu của từng nhóm khác nhau và thường xuyên kiểm tra hiệu quả, năng suất theo từng nhóm.
3. Phân loại cơ cấu của khối quản trị sản xuất
Tùy vào đặc thù của lĩnh vực sản xuất sẽ có cơ cấu tổ chức cho khối quản lý sản xuất riêng. Cơ cấu tổ chức sản xuất gắn liền giữa kỹ năng nghiệp vụ nhân sự, chức năng, chuyên môn, không gian và mối liên quan. Cơ cấu này thường được chia thành:
4. Khối quản lý
Là bộ máy đứng đầu của khối sản xuất, có vai trò cố vấn, tham vấn cho lãnh đạo trong việc hoạch định mục tiêu và nguồn lực sản xuất, vận hành dây chuyền sản xuất để hoàn thành yêu cầu. Thường là quản đốc xưởng, trưởng phòng – phó phòng sản xuất,...
5. Khối sản xuất chính
Đây là bộ phận trực tiếp lao động để tạo ra hàng hóa cuối cùng. Ví dụ trong chế tạo kim khí thì bộ phận này trực tiếp chế tạo quặng sắt, đồng... nung nóng, sáng tạo thành hình sản phẩm.
6. Khối sản xuất phụ trợ
Vai trò của bộ phận này là hỗ trợ cho đội sản xuất chính, vận hành xuyên suốt để đảm bảo hoạt động sản xuất không bị gián đoạn.
7. Khối sản xuất phụ
Nơi đây tận dụng các phần thừa, phế liệu của hoạt động sản xuất chính để tạo ra các sản phẩm gia tăng, sản phẩm kèm theo...
8. Khối phục vụ sản xuất
Bộ phận này liên quan đến kho, luân chuyển nội bộ, bên ngoài về. Nhóm này đảm bảo việc cung cấp, bảo quản, phân phát, vận chuyển vật liệu, nguyên liệu, dụng cụ, thành phẩm để sản xuất, lao động.
Quản trị phân đoạn sản xuất
Hệ thống sản xuất gồm nhiều phân đoạn sản xuất khác nhau. Người có kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất sẽ chia theo từng phân đoạn để quản lý về tiến độ, chất lượng, nhân sự...
Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và cập nhật từng thời điểm liên tục. Phân đoạn trước hoàn thành kịp thời và chuẩn chỉ sẽ tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu suất cho phân đoạn sau.
Quản trị thành phẩm sản xuất
Nếu thiết bị, vật tư hay máy móc là dầu vào của sản xuất thì hàng hóa chính là đầu ra thành quả. Nhà quản lý cần kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm tạo ra bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Mỗi bộ sản phẩm khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau nên cần linh hoạt trong việc để đánh giá hiệu quả.
Quản trị nhân công sản xuất
Nhân sự là nguồn lực quan trọng của sản xuất. Người quản lý phải biết ai giỏi gì, phù hợp với chức năng nào để giao việc và đánh giá. Quản lý nhân sự của xưởng sản xuất cần cái nhìn tổng quan về mọi mặt của một nhân sự. Không thể giao cho công nhân chuyên về chế tạo đi quản lý kho vì họ quá thiếu nghiệp vụ về kho và ngược lại. Năng lực sản xuất được đánh giá đúng nếu giao đúng người đúng việc.
Có nhiều thang đo khác nhau để đánh giá năng lực sản xuất của công nhân. Đa số nhà quản lý dựa trên thang thái độ – kỹ năng – năng lực – phẩm chất. Hoặc dựa trên đánh giá về hiệu suất, KPIs hoàn thành theo tiến độ đặt ra.
Những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp
Work from home – làm việc tại nhà nghe có vẻ tự do nhưng cũng lắm “phiền hà” và khó khăn. Khi xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến, các thách thức về vấn đề quản trị từ xa cũng theo đó mà tăng lên. Nhà quản lý cần nhận thức được các khó khăn này để có thể cải thiện hiệu suất công việc cũng như tăng cường sự gắn kết khi doanh nghiệp mình chuyển sang hình thức làm việc từ xa, đặc biệt là trong trường hợp không có nhiều thời gian chuẩn bị và đào tạo nhân sự.
Thiếu sự tương tác trực tiếp
Cả quản lý và nhân viên thường bày tỏ lo ngại về việc thiếu sự tương tác trực tiếp. Việc giao tiếp nơi công sở đóng vai trò quan trọng trong công việc. Nó không chỉ giúp các cá nhân có thể trao đổi và giải quyết công việc một cách nhanh chóng và chính xác. Mặt khác, giao tiếp với đồng nghiệp còn giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực. Thậm chí trong dài hạn sẽ dẫn đến sự mất kết nối và thiếu gắn bó của nhân viên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên khi làm việc từ xa sẽ kém chăm chỉ và kém hiệu quả do thiếu sự giám sát trực tiếp, thiếu giao tiếp, và thiếu thông tin hỗ trợ cần thiết. Nhiều nhân viên phải “vật lộn” với việc thiếu sự giao tiếp và hỗ trợ của người quản lý. Trong một số trường hợp, nhân viên cảm thấy rằng những người quản lý từ xa không đáp ứng được nhu cầu của họ, do đó việc hỗ trợ không hiệu quả.
Không đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên
Không có nhiều tổ chức ở Việt Nam xây dựng được văn hoá làm việc từ xa. Vì vậy, đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên luôn là một bài toán đau đầu với chủ doanh nghiệp.
Không có những công cụ hỗ trợ, nhà quản lý chỉ có thể nhận báo cáo từ xa qua tin nhắn, qua mail; các cuộc họp online thì rất khó để theo dõi và biết chính xác sự chủ động và mức độ trung thực khi làm việc ở nhà của nhân viên. Nếu không sát sao hàng ngày, hàng giờ thì công việc rất dễ bị chậm trễ, trì trệ và kém hiệu quả. Việc quản lý từ xa vẫn là nỗi trăn trở của các chủ doanh nghiệp.
Kỹ năng quản trị doanh nghiệp là gì?
Kỹ năng quản trị là những khả năng, kinh nghiệm và mức độ thành thạo trong việc thực hiện công việc trong các lĩnh vực, chức năng quản trị doanh nghiệp, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Các kỹ năng quản trị doanh nghiệp, chẳng hạn như giao tiếp, giải quyết vấn đề và ra quyết định, là những khả năng sẽ giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp của mình.
Các nhà tuyển dụng thường tìm cách thuê những ứng viên có kỹ năng quản trị vì họ có kiến thức rộng về các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, chẳng hạn như kế toán, tiếp thị, bảo hiểm, tài chính, quản trị, khoa học quản lý và quản lý nguồn nhân lực. Họ cũng có thể giám sát hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau trong công ty vì họ hiểu rõ về cách thức từng chức năng. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng theo dõi xu hướng thị trường và tư vấn cho công ty của họ về cách ứng phó để duy trì tính cạnh tranh.
Dễ mất tập trung và xao nhãng
Làm việc từ xa là một sự lựa chọn không mấy thích hợp với một số người có khả năng tập trung kém, đặc biệt là những người có con nhỏ. Họ rất dễ bị xao nhãng hay mất tập trung vì phải cho con ăn, chăm sóc gia đình, nấu cơm hay dọn dẹp.
Ngay cả khi họ đã sắp xếp một thời gian biểu khoa học và có không gian riêng để làm việc thì việc duy trì năng suất trong giờ làm việc thực sự có thể là một thách thức khi mà xung quanh có quá nhiều thứ chi phối – bị bao quanh bởi đồ đạc cá nhân và những lời nhắc nhở về việc nhà, thật khó để tập trung.
Do đó, không thể phủ nhận việc để nhân viên làm ở nhà sẽ gây ra những bất cập kể trên dẫn đến công việc tồn đọng, không thể hoàn thành đúng tiến độ.
Lãnh đạo có thể hỗ trợ cho nhân viên như nào?
Tập trung quản lý công việc, không quản lý thời gian: Mỗi nhân sự đều có một khoảng thời gian làm việc hiệu quả khác nhau, kết quả là chỉ số đáng tin cậy nhất đối với làm việc từ xa. Đánh giá tổng thể chỉ có thể dựa trên các kết quả mà nhân viên thực hiện được, vậy nên cần đặt mục tiêu và đề ra yêu cầu một cách rõ ràng nhất. Nhà quản lý cần có kỹ năng quản lý công việc, chia nhỏ chi tiết công việc cụ thể, việc gì, ai làm, thời gian nào hoàn thành, từ đó tiến hành kiểm tra, đôn đốc để giúp đội nhóm hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Xây dựng các cách thức kiểm tra công việc hàng ngày: Có thể là theo hình thức cuộc gọi trực tiếp 1:1 nếu nhân viên của bạn làm việc độc lập với nhau hay là 1 cuộc họp nhóm nhanh đầu giờ nếu công việc theo nhóm,...điều quan trọng là việc này phải thường xuyên và đều đặn, để giúp mọi thành viên hiểu rằng họ luôn được hỗ trợ kịp thời. Các ứng dụng dựa trên công nghệ điện toán đám mây sẽ cho phép nhân viên và nhà quản lý truy cập dữ liệu, theo dõi và báo cáo trực tuyến. Thường xuyên hội đàm qua video cũng giúp các nhóm làm việc trở nên gắn kết hơn.
Cung cấp các công cụ làm việc thích hợp: Có rất nhiều loại công cụ và phần mềm có thể hỗ trợ giao tiếp cho các nhóm làm việc từ xa và giúp công việc của bạn dễ dàng hơn như Google Hangouts (trò chuyện), Google Meet (họp qua video), lập lịch (Calendly)... Tuy vậy, không phải mọi công cụ đều phù hợp với nhóm của bạn. Cần xem xét dùng thử và nghiên cứu các lựa chọn để tìm ra công cụ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhất. Bên cạnh đó, cũng nên đào tạo nhân viên về các công cụ đã chọn để đảm bảo mọi người đều sử dụng chúng một cách nhất quán và mang lại lợi ích cao nhất.
Thúc đẩy văn hóa giao tiếp: một người sếp tinh tế sẽ gắn kết bằng sự quan tâm và chia sẻ với nhân viên bằng những câu chuyện “trong nhà, ngoài phố”, giúp các thành viên cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu.
Hỗ trợ về tinh thần, tình cảm và động viên: lắng nghe kịp thời những “stress”, những khó khăn, bức bối của thành viên và đồng cảm với họ. Nếu một nhân viên mới làm việc xa, họ rõ ràng đang vật lộn nhưng không trao đổi được căng thẳng hoặc lo lắng đó, hãy chia sẻ với họ. Thậm chí chỉ là một câu hỏi chung chung như “Làm việc từ xa sao rồi em?” có thể gợi ra thông tin quan trọng mà quản lý có thể không nghe thấy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một nhà lãnh đạo hiệu quả có cách tiếp cận hai hướng, vừa thừa nhận sự căng thẳng và lo lắng mà nhân viên có thể cảm thấy, nhưng cũng vừa khẳng định sự tự tin đối với họ. Thực hiện các biện pháp EQ communication (giao tiếp bằng trí thông minh cảm xúc) để đồng cảm và chia sẻ với nhân viên.
Ví dụ về các kỹ năng quản trị doanh nghiệp
Kỹ năng quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn gia tăng giá trị bản thân và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ về những kỹ năng cần thiết và đặc biệt quan trọng để trở thành một nhân viên năng suất và hiệu quả. Nâng cao cũng như vận dụng tốt những yếu tố này sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt đẹp cho công việc.
1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng cần có khi tìm kiếm một công việc quản lý kinh doanh. Bạn cần phải giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với nhân viên, đồng nghiệp, sếp, khách hàng, chủ doanh nghiệp, phương tiện truyền thông và nhà cung cấp. Cả kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản đều rất quan trọng đối với việc giao tiếp đối nội và đối ngoại, chẳng hạn như trong các cuộc đàm phán và trong các cuộc họp với khách hàng hoặc đồng nghiệp.
Có nhiều cách để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt. Trước hết là tôn trọng khi nói chuyện với người khác, kiên nhẫn và lắng nghe trong quá trình giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách khéo léo.
2. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là một yêu cầu quan trọng. Các nhà quản trị thường phải xử lý nhiều vấn đề trong công ty mỗi ngày và việc theo dõi chúng có thể là một thách thức lớn. Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo có thể giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Nhờ có kỹ năng lãnh đạo bạn sẽ biết khi nào thì tự giải quyết các vấn đề và khi nào thì giao quyền và trách nhiệm cho cấp dưới. Ủy quyền công việc cho phép công ty hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Nó cũng thúc đẩy tinh thần của nhân viên, vì họ cảm thấy mình là một phần của nhóm khi được đặt vào vai trò ra quyết định.
Kỹ năng lãnh đạo có thể giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả
Các nhà quản lý có kỹ năng lãnh đạo cũng hiểu được nhu cầu đào tạo và huấn luyện nhân viên của họ định kỳ để nâng cao kỹ năng cho đội ngũ của mình. Có thể thấy rằng các công ty đầu tư vào đào tạo nhân viên thường có tỷ lệ giữ chân nhân viên cao. Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo cũng cho phép người quản lý doanh nghiệp biết cách đưa ra những lời phê bình một cách khéo léo và tích cực, mang tính xây dựng cho nhân viên của họ.
3. Biết cách lập và sử dụng ngân sách hiệu quả
Là người quản lý doanh nghiệp, hãy đảm bảo nhân viên bám sát ngân sách khi sử dụng tiền của công ty để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bạn nên biết cách lập kế hoạch ngân sách và có kiến thức về phần mềm tài chính để theo dõi việc chi tiêu tiền trong công ty.
Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể cho phép chi thêm tiền để thuê tư vấn bên ngoài nếu các mục tiêu của công ty không được đáp ứng trong một khung thời gian nhất định. Quản lý thành công ngân sách công ty sẽ đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ được giao cho khách hàng đúng thời hạn.
4. Động viên và khuyến kích nhân viên
Để trở thành một nhà quản trị kinh doanh hiệu quả, bạn phải là người thúc đẩy và thúc đẩy tinh thần của nhân viên. Những nhân viên có động lực sẽ cảm thấy mình là những thành viên có giá trị trong nhóm.
Tương tác với nhân viên một cách gần gũi để hiểu nhu cầu và tính cách của họ. Điều này sẽ dạy bạn cách tạo động lực cụ thể cho từng người.
Cung cấp cho nhân viên cơ hội thăng tiến nghề nghiệp trong công ty và tạo cơ hội cho họ thử nhiều công việc khác nhau để xây dựng kỹ năng mới.
Ghi nhận thành tích của nhân viên bằng cách cảm ơn và khen thưởng. Bạn có thể ghi nhận thành tích công khai trước các nhân viên khác trong các cuộc họp nhóm và bản tin nội bộ.
Giao những nhiệm vụ đầy thử thách cho nhân viên để rèn giũa kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của họ.
Đặt ra các tiêu chuẩn trong công việc và khuyến khích nhân viên tiếp cận chúng bằng cách làm việc chăm chỉ hơn và nâng cao kiến thức của họ.
5. Cách cải thiện kỹ năng quản trị doanh nghiệp
Trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay, điều quan trọng là phải cải thiện kỹ năng quản trị để thích ứng và phát triển. Cách tốt nhất để làm điều đó là đánh giá kỹ năng nào của bạn cần củng cố và phát huy chúng theo những cách sau:
6. Không ngừng trau dồi kiến thức
Có nhiều cơ hội học tập có thể giúp cải thiện kỹ năng quản lý kinh doanh của bạn, chẳng hạn như theo đuổi chương trình chứng chỉ, bằng cấp hoặc thạc sĩ. Ngày nay, các cơ sở giáo dục đại học cung cấp các khóa học trực tuyến và ngoại tuyến về kỹ năng quản trị kinh doanh. Bạn có thể học các khóa học này ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào kỹ năng quản lý doanh nghiệp bạn muốn cải thiện và lượng thời gian bạn có.
7. Tham dự các hội thảo và các buổi đào tạo
Các buổi đào tạo và hội thảo trực tuyến và ngoại tuyến mang đến cho bạn cơ hội phát triển kỹ năng quản trị doanh nghiệp của mình trong một khoảng thời gian ngắn. Các chương trình như vậy có thể kéo dài từ vài giờ đến một tuần. Các buổi hội thảo và đào tạo này được điều chỉnh để giải quyết các chủ đề cụ thể về kỹ năng quản trị kinh doanh.
8. Cố vấn
Sẽ rất hữu ích khi tìm kiếm những cá nhân trong lĩnh vực của bạn, những người có kinh nghiệm và thông thạo các kỹ năng quản lý kinh doanh mà bạn muốn cải thiện. Những người cố vấn như vậy có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc dựa trên kinh nghiệm mà họ đã tích lũy được trong nhiều năm khi làm việc trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.
9. Thực hành
Tìm các cơ hội trong đời sống để thực hành các kỹ năng quản trị kinh doanh mà bạn đã học được. Ví dụ, bạn có thể thực hành giao tiếp hiệu quả với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp của mình. Họ sẽ giúp bạn có những phản hồi mang tính xây dựng để đảm bảo bạn đang cải thiện thành công kỹ năng của mình. Ngoài ra, việc đảm nhận những vai trò và trách nhiệm không quen thuộc ở nơi làm việc để thực hành một số kỹ năng quản lý kinh doanh mà bạn muốn củng cố cũng có thể đem lại những lợi ích đáng kể.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM