Quản lý con người: Kỹ năng cần có của người quản lý

Con người là trung tâm của vũ trụ, là trung tâm của sự sống, sự vận động. Muốn tồn tại và phát triển, không thể thiếu sự ảnh hưởng to lớn của yếu tố con người. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, con người lại càng trở nên nhân tố trung tâm không thể thiếu.

Việc quản lý con người, tập thể là nhiệm vụ chính của việc quản lý không chỉ đối với toàn xã hội và đối với từng cấp, ngành, xã hội. Có thể nói, con người có vai trò chủ đạo trong hệ thống quản lý. Trong lĩnh vực quản lý người ta xém xét con người và hoạt động của con người trên 3 góc độ.

  • Con người với tư cách là chủ thể quản lý: cùng với năng lực, uy tín, nhân cách của mình giúp co người đưa ra các quyết định quản lý của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và sự phát triển của tổ chức.
  • Con người với tư cách là khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý): Đó là những người dưới quyền ở nhiều cấp độ cá nhân, tập thể… với những đặc điểm văn hoá, nhân cách riêng của họ.
  • Con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý (mối quan hệ giữa những người lãnh đạo và người dưới quyền)

Có thể nói “Quản lý con người một cách có khoa học là phải thiết lập được sự hài hoà, tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể cũng như phải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thể và xã hội với nhau”.

Vậy, với vai trò một người quản lý, làm sao có thể quản lý hài hòa nhiều người trong cùng một tập thể là điều không hề dễ dàng.

Quản lý con người là gì? Quản lý như thế nào?

Quản lý con người là cách vừa điều hòa vừa kiểm soát, đảm bảo sự hài hòa và chấp thuận được giữa các lợi ích, nguyện vọng giữa doanh nghiệp và nhân sự. Đồng thời nó cũng phải giúp cho sự phát triển trong năng lực cá nhân lẫn doanh nghiệp. Nó sẽ điều hóa được các yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp với xã hội hiện tại.

Quản lý con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng, quyền hạn và vai trò xã hội của họ. Quản lý cần xác định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ và vai trò của nhân sự trong tập thể.

Quản lý con người có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người; hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức. ở đây, vai trò của công tác giáo dục, đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng được các nước đưa lên quốc sách hàng đầu.

Quản lý con người còn có ý nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai trò xã hội của mình; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc.

Tạo ra môi trường, văn hóa giao lưu giữa đội ngũ nhân sự với nhau, và với các cấp quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tạo mọi điều kiện, giúp nhân viên vừa phát huy năng lực và cống hiến, nhưng vẫn cân bằng được cuộc sống với công việc. Doanh nghiệp cần tạo cầu nối gắn kết nhân viên lại với nhau, thành một tập thể vững mạnh, giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển doanh nghiệp.

Như vậy, muốn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân trong tổ chức thực hiện vai trò xã hội của mình, người lãnh đạo cần giúp họ thích nghi, hoà hợp với nhau, với tập thể nhằm tạo cho cá nhân vừa có tính độc lập, sáng tạo, vừa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa họ và các thành viên khác. Thực tế cho thấy, có một số yếu tố của sự thích ứng, hoà nhập sau:

  • Sự thích ứng về mặt thể chất, sinh lý, về những điều kiện của hoạt động: trình độ chuyên môn, kỹ thuật, mức độ căng thẳng, thời gian làm việc…
  • Sự thích ứng với nhau về mặt tâm lý, khí chất, tính cách, xu hướng, định hướng giá trị, hứng thú, quan niệm, thói quen… nhằm tạo ra không khí tâm lý tốt trong tập thể.
  • Sự thích nghi về mặt xã hội – tâm lý, sự thích nghi giữa cá nhân và tập thể, đồng nghiệp với lãnh đạo… giúp cho mọi người có nhận thức và chấp nhận tự giác các quy tắc, các giá trị, tiêu chuẩn hành vi đã được quy định bởi tập thể xã hội.

Nguyên tắc của sự quản lý

Cho nhân viên có cảm giác tự hào vì công việc của họ

Đó là hãy thể hiện sự tin tưởng, đánh giá cao các nỗ lực làm việc độc lập, cũng như khả năng quản lý và xử lý tình huống của nhân viên. Khi nhân viên được khen ngợi hay khuyến khích, họ sẽ làm việc năng suất gấp 3,4 lần.

Không gò bó hay ràng buộc quá nhiều với nhân viên

Tinh thần nhân viên sẽ vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn khi quản lý ít ràng buộc quy định. Vậy những quy định nào thì không nên quá khắt khe? Đó là các quy định về giờ giấc, trang phục hoặc ngôn ngữ nói hàng ngày. Nhân viên bớt khó chịu, ít phàn nàn về sếp hay các đồng nghiệp thì sẽ luôn nghĩ về công ty và cống hiến nhiều hơn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc

Nhân viên sẽ biết ơn và cảm kích các quản lý khi tận tình hướng dẫn, và cho họ không gian riêng để phát huy năng lực. Nó giúp họ cân bằng và duy trì hiệu quả công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Họ cảm thấy được tôn trọng càng nhiều càng thúc đẩy năng lực và đạt được nhiều thành công hơn. Doanh nghiệp cũng được thúc đẩy phát triển tốt hơn.

Tạo môi trường làm việc với niềm tin và sự tôn trọng

Môi trường làm việc tự do, phòng ốc thoáng đãng tạo không khí thoải mái cho nhân viên làm việc. Đồng thời các cấp quản lý có kỹ năng quản lý con người hiệu quả với việc thể hiện niềm tin và tôn trọng, sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc. Quản lý chỉ hỗ trợ khi cần thiết, không xen ngang, cũng như “cầm tay chỉ việc”, sẽ giúp nhân viên tăng sức sáng tạo và tự chủ trong công việc.

Cách quản lý con người hiệu quả là nâng cao kỹ năng giao tiếp

Quản lý cần nâng cao kỹ năng giao tiếp mỗi ngày, đồng thời cần mở “rộng cửa” với các nhân viên trong truyền đạt thông tin. Giao tiếp sẽ giúp nhân viên hiểu hơn về công việc được giao, cũng như chỉ đạo được các công việc cần thiết một cách nhanh chóng và rõ ràng.

Nó cũng quyết định khả năng đào tạo nhân sự thành công khi quản lý trực tiếp đào tạo cho nhân viên mới. Đào tạo tốt thì nhân viên sẽ thích ứng tốt hơn với công việc, bắt tay vào làm việc hiệu quả hơn ngay từ ban đầu.

Sử dụng công nghệ trong quản lý công việc

Công nghệ có khả năng gắn kết nhân viên, quản lý công việc mà không lo về khoảng cách địa lý, không gian hay thời gian. Các thiết bị di động như Smartphone, Tablet giúp trò chuyện trực tiếp dù bạn không có ở văn phòng.  Thậm chí bạn còn có thể đọc, truy vấn, chia sẻ tài liệu với nhân viên mà không cần phải in ấn hay ghi chú lại.

Sử dụng các ứng dụng công nghệ số giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong quản lý nhân sự cũng như vẫn duy trì gắn kết nhân viên mọi lúc mọi nơi.

Đề ra thói quen và nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cách quản lý con người hiệu quả

Với những nhân viên của mình, dù bạn cho họ không gian và thời gian để họ thoải mái làm việc nhưng vẫn cần có những quy định cơ bản. Những quy định này sẽ giúp nhân viên không vượt quá ranh giới công việc. Đặc biệt là với những nhân viên có tư duy yếu hơn hoặc thiếu khả năng làm việc độc lập. Nếu bạn “thả rông” họ như những nhân viên bình thường, họ sẽ bối rối, mất phương hướng trong cách làm việc cũng như kiểm soát được tốt mọi thứ.

  • Lấy đức quản người

Người xưa nói “Bản thân phải chính trực, không cần ra lệnh cấp dưới vẫn nghe theo, bản thân không chính trực, có ra lệnh cấp dưới cũng không thi hành” Như vậy, người lãnh đạo lợi dụng chức quyền, vi phạm pháp luật, kỷ luật làm tổn hại đến của công vì lợi ích cá nhân thì sẽ mất hết uy tín. Ngược lại “Không tư lợi, thân giá sẽ cao, không kiêu căng, uy càng lớn”

  • Lấy học thức quản người:

Một người lãnh đạo nếu không có đủ tri thức và trình độ nghiệp vụ cao, thậm chí vô học mà lại khoa chân múa tay trứoc mặt cấp dưới có chuyên môn thật khó tưởng tượng liệu có ai phục anh ta. Ví dụ hiệu trưởng một trường lại không thể lên lớp giảng bài, viện trưởng bệnh viện lại không biết gì về y thuật, thì làm gì có uy tín. Ngựoc lại, nếu có đầy đủ chuyên môn cần thiết, không những có thể vận dụng hiểu biết của mình lãnh đạo tốt công tác của nàgnh mình đồng thời lại có nhiều tiếng nói chung với cấp dưới. Người lãnh đạo như thế ai cũng phải kính phục.

  • Lấy tài quản người:

Một người lãnh đạo tài hoa có thể tạo ra cho người khác cảm giác tin cậy, an toàn dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và hết sức nguy hiểm, nhân viên do người đó lãnh đạo vẫn đồng tâm nhất trí theo người lãnh đạo vượt qua mọi khó khăn. Nếu người lãnh đạo có cách nói năng sinh động, lưu loát, ngắn gọn, có tính logic, có sức thuyết phục lan truyền thì đó là một người lãnh đạo có tư tưởng sâu sắc, hiểu biết rộng, trình độ cao. Còn nói năng thô thiển, khô khan, sáo rỗng, lề mề, câu sau không ăn nhập với câu trước, không hề có một sự khiêu gợi, khuyến khích khiến người ta cảm thấy đó là một người lãnh đạo có trình độ quá tồi.

Yếu tố cần thiết trong một nhà quản lý

Người ta muốn thấy người lãnh đạo nghĩa cả và công bằng, có kinh nghiệm trong công việc của mình, thông minh và quyết đoán. Đối với mọi việc anh ta đều có thái độ bình tĩnh và tựu tin, bình dị và biết kiềm chế trong cư sử, không quá bận tâm về bản thân và những nhu cầu của mình. Lường tránh tính tham lam và vụ lợi vì người vụ lợi thì người tốt không yêu mến mà kẻ thù thì coi khinh.

Người lãnh đạo phải tôn trọng các quyền của thuộc cấp, ít ngủ và thường đêm nghĩ xem trong tương lai phải làm gì.

Sau khi đã quyết định phải hành động mau lẹ, bởi lẽ dịp may hiếm đến phải kịp thời chớp thời cơ. Không phởn chí khi thành công và không ngã lòng khi thất bại.

Một người quản lý giỏi cần có những tố chất sau: trí thông minh, có học vấn, có kinh nghiệm, khôn khéo, linh hoạt, có nghị lực sáng suốt, trung thực, suy nghĩ lành mạnh, có sức khoẻ.

“Một người lãnh đạo giỏi là người vững tin, cởi mở, ham học hỏi, biết chấp nhận, hướng vào kết quả, dứt khoát, có óc phê phán, có kinh nghiệm, biết chấp nhận khi phạm sai lầm, có sức lôi cuốn thuyết phục và gây được lòng tin, nhiệt tình, bình tĩnh, biết lắng nghe người khác, thiện tâm và chu đáo, tự do, niềm nở, mềm dẻo, sẵn sàng giúp người khác phát triển”.

Phải có kiến thức sâu rộng. Mỗi nhà quản lý cần phải biết thực hiện công việc của mình một cách chuyên nghiệp. Phải có tinh thần cầu thị và ý thức tự hoàn vốn tri thức của mình.

Phẩm cách và tinh thần trách nhiệm rất cao trong mọi việc

Phải biết cảm nhận cái mới và dám mạo hiểm.

Phải nhạy cảm và năng động.

Năng lực làm việc cao, thường xuyên muốn trở nên giỏi giang hơn để hoàn thành công việc được tốt.

Có phẩm chất về chính trị tư tưởng: Họ coi nhóm này là linh hồn sống, là hạt nhân của lãnh đạo, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, quan điểm về giá trị, tư duy lãnh đạo, nó phản ánh cả trình độ tư duy chính trị của người lãnh đạo. Hai ông nhấn mạnh: “người lãnh đạo phải có lập trường chính trị kiên định và phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân”

Những phẩm chất về tri thức: Phải có một trình độ nhận thức phù hợp về mặt lý luận cũng như về văn hoá, tri thức chuyên môn, quản lý và pháp luật.

Phẩm chất năng lực: Đưa ra 2 loại năng lực cơ bản phải có ở người lãnh đạo là năng lực sáng tạo (phải có tài quan sát, tài dự kiến, tài quyết đoán, tài ứng biến). Thứ hai đó là năng lực tổng hợp thể hiện ở khả năng thu thập và xử lý thông tin, tổng hợp các tri thức, điều hoà lợi ích.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO