Nhận dạng các loại chi phí trong doanh nghiệp

Chi phí trong quản lý tài chính doanh nghiệp là một bài toán quan trọng mà tất cả các nhà quản lý, điều hành đều quan tầm vì nó là yếu tố cốt lõi để duy trì một tổ chức hoặc một doanh nghiệp phát triển bên vững. Ngoài ra, nó còn đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, so sánh với thị trường chung hay quản lý được dòng tiền trong Doanh nghiệp. Nhận dạng chi phí giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu được bản chất của các yếu tố chi phí phát sinh từ đó có các biện pháp kiểm soát và giảm chi phí thấp nhất để mang lại hiệu quả cao kinh tế cao.

Chi phí được xem là một trong những điều kiện mang tính chất cốt lõi trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Vậy có những loại chi phí nào? Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM gởi đến bạn những thông tin tham khảo cụ thể trong bài viết dưới đây nhé !

Nhận dạng các chi phí trong quản lý tài chính doanh nghiệp ?

1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

  • Chi phí trực tiếp đó là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ: vật liệu, nhân sự ... Khi một đối tượng chịu chi phí mà có tỷ trọng chi phí thanh toán trực tiếp cao thì độ chính xác của chỉ tiêu giá thành sản phẩm, kết quả kinh doanh càng cao.
  • Chi phí gián tiếp đó là các khoản chi phí mà kế toán sẽ không thông kê cụ thể cho các đối tượng chịu chi phí này, do vậy đối với những chi phí thanh toán gián tiếp bộ phận hoặc người làm kế toán phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ: thanh toán lương cho nhân viên phân xưởng vì phụ thuộc vào mức sản phẩm của mỗi nhân viên.

2. Chi phí không thay đổi và chi phí có thay đổi

  • Chi phí không thay đổi là các khoản chi phí thực tế phát sinh thường không thay đổi trong phạm vi của quy mô hoạt động. Trong thực tế chi phí cố định thường phức tạp hơn chi phí biến đổi vì phụ thuộc vào giới hạn của quy mô hoạt động của Doanh nghiệp.
  • Chi phí có thay đổi là cá chi phí thường có mối liên kết tỷ lệ với kết quả sản xuất hay quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp hoạt động chi phí này cho một đơn vị sản phẩm thường không thay đổi. vì vậy các nhà điều hành doanh nghiệp dựa vào những yếu tố này này để thiết lập và xây dựng định mức biến phí góp phần quản lý các khoản Chi phí trong quản lý tài chính doanh nghiệp

3. Chi phí quản lý được và chi phí không quản lý được

  • Chi phí kiểm soát quản lý được đó là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi quyền của các nhà quản trị đối với các khoản chi phí đó. Như vậy đối với các nhà quản trị cao có phạm vi quyền hạn rộng rãi đối với chi phí hơn các nhà quản trị thấp.
  • Chi phí không kiểm soát quản lý được đó là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi kiểm soát của các cấp quản trị tại Doanh nghiệp.

4. Chi phí chênh lệch

  • Các nhà quản trị thường thực hiện chức năng đưa ra quyết định, do vậy thường so sánh nhiều phương án kinh doanh khác nhau để thấy được sự khác biệt giữa các phương án là cơ sở đưa ra quyết định hàng ngày. Chi phí chênh lệch là các nguồn chi phí có ở kế hoạch này này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở kế hoạch khác. Chi phí chênh lệch có thể là chi phí cố định hoặc chi phí biến đổi.

5. Chi phí chìm

  • Phần lớn chi phí chìm là những nguồn chi phí mà doanh nghiệp phải chấp nhận mặc dù các nhà điều hành chọn bất kỳ một phương án kinh doanh nào. Đồng thời những nguồn chi phí chìm sẽ không quyết định kinh doanh vì những thông tin không có tính sai sót chênh lệt

6. Chi phí cơ hội

  • Trong thực tiễn kinh doanh của các Doanh nghiệp hầu như các khoản chi phí phát sinh đều được ghi nhận vào hệ thống sổ kế toán. Tuy nhiên, có những loại chi phí rất quan trọng thường tồn tại bên cạnh các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định. Chi phí cơ hội đó là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án và hành động này thay cho phương án và hành động khác.

Trên đây là những thông tin mà Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM muốn gởi đến bạn trong bài viết "Nhận dạng 6 loại chi phí trong quản lý tài chính doanh nghiệp". Hy vọng đó sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp ích cho bạn trong công việc và doanh nghiệp của mình.

Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO