“Thế giới là một bàn đàm phán khổng lồ và muốn hay không, bạn là một người tham dự. Bạn càng đàm phán giỏi bạn sẽ càng nhận được nhiều hơn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng, hạnh phúc hay tình yêu”
Nắm vững nghệ thuật đàm phán thương lượng là công việc không dễ dàng, nhưng đó là kỹ năng sống cần thiết để biến các công việc hàng ngày trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Trong bất cứ việc gì để có một cuộc đàm phán tốt bạn cần nắm vững những “thủ thuật” sau đây:
Tìm kiếm một thỏa thuận công bằng
Đàm phán hiệu quả giúp bạn giải quyết những tình huống mà những gì bạn muốn cũng là những gì người khác muốn. Mục đích của đàm phán win-win là tìm một giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai bên, và mang lại cho cả hai bên cảm giác chiến thắng sau cuộc đàm phán.
Có những phong cách đàm phán khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Trong cuộc đàm phán mà bạn không mong đợi đối đầu với người mà bạn không muốn gặp lần nào và không cần sự thiện chí của họ, sẽ phù hợp nếu bạn làm rắn.
Tương tự, khi có một giao dịch lớn trong cuộc đàm phán, bạn nên chuẩn bị chi tiết để giành được thuận lợi.
Không phải các phương pháp tiếp cận này luôn luôn phù hợp để giải quyết những tranh chấp với người mà bạn đang có mối quan hệ: Nếu một người làm rắn, điều này gây bất lợi cho người khác - một cách công bằng thì có thể dẫn tới sự trả thù sau này. Tương tự như vậy, sử dụng các thủ thuật và thao tác trong quá trình đàm phán có thể làm giảm lòng tin và ảnh hưởng tới tinh thần đồng đội.
Ở đây, sự trung thực và cởi mở gần như luôn luôn là chính sách tốt nhất.
Ấn tượng ban đầu.
Không nên đối đầu ngay với đối tác đàm phán bằng những yêu cầu định hỏi. Trước hết phải tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói mang tính cá nhân bằng cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu. Bạn luôn nhớ rằng sẽ không bao giờ có cơ bội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau đó bạn sẽ bắt đầu nói về chủ đề nội dung mà bạn định đàm phán, thương thuyết với đối tác.
Xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán.
Người nào không biết rõ mình muốn gì thì sẽ thường đạt được kết quả mà mình không mong muốn. Vì vậy, trước khi vào cuộc đàm phán thương thuyết, người đàm phán phải cố gắng chia tách mục tiêu cuối cùng của mình thành những mục tiêu nhỏ mà mình phải trao đổi với đối tác và đạt được kết quả. Nếu càng có nhiều mục tiêu cụ thể và luôn theo đuổi các mục tiêu này trong quá trình đàm phám thì kết quả cuối cùng của đàm phán càng chóng đạt được.
Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết.
Có khi “một món quà nhỏ”, một sự nhường nhịn, chấp nhận nhỏ cho đối tác thì có thể đem lại cho bạn cả một hợp đồng kinh doanh béo bở. Ðàm phán kinh doanh là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận “cho và nhận”; phải cân nhắc so sánh, phải tranh luận và chờ đợi. Ðừng nên để xuất hiện cảm giác lộ liễu có người thắng và người thua sau cuộc đàm phán kinh doanh, nếu như bạn còn tiếp tục kinh doanh với đối tác đó. Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên. Vì vậy, khi đàm phán không chỉ chú ý cứng nhắc một chiều quyền lợi, mục đích riêng của một bên mà phải chú ý đến cả nhu cầu của bên kia.
Nếu bạn muốn thành công hơn, hạnh phúc hơn, giàu có hơn, hãy trang bị, rèn luyện cho mình kỹ năng đàm phán mỗi ngày để mình sẽ không bị rơi vào thế “gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây”. Chương trình đào tạo khóa học “Kỹ năng Đàm Phán Thương Lượng – Negotiation Skills” sẽ chia sẽ với Anh/Chị những điều trên.