Bạn vỡ oà hạnh phúc khi nhận được tin bổ nhiệm lên vị trí sếp, thế nhưng, ngay sau niềm vui ấy là nỗi lo canh cánh vì vô vàn những khó khăn, thử thách đang chờ đón mình. Đặc biệt với những “sếp trẻ”, vẫn còn non kém về tuổi đời lẫn tuổi nghề, thì dường như nỗi lo ấy còn nhân lên gấp bội. Sự trải nghiệm cuộc sống chưa đủ nhiều để giúp bạn ứng biến với mọi tình huống một cách linh hoạt. Kinh nghiệm nghề nghiệp chưa đủ nhiều để bạn vững vàng trước mọi khó khăn. Hơn nữa, bỗng dưng những đồng nghiệp lớn tuổi hơn trở thành cấp dưới của mình khiến bạn dè dặt, khó ăn nói…
Vạn sự khởi đầu nan, hãy vững tin vào khả năng của bản thân và tuân theo những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng thành công trong vai trò quản lý mới:
- Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên
Nhiều người cho rằng, đã là sếp thì cố tạo khoảng cách nhất định với nhân viên mình để “bảo toàn” sự nể trọng và phép tắc trên dưới. Điều ấy chưa chắc đã là tốt. Mối quan hệ với nhân viên là một bệ phóng vững chắc cho bạn thăng tiến trong công việc. Dù họ có tuổi đời và tuổi nghề hơn hay kém bạn đi chăng nữa, đã là sếp, bạn nên tạo không khí hòa đồng, vui vẻ để mọi người thoải mái làm việc. Hiểu rõ nhân viên của mình, cũng là để bạn dễ dàng hơn khi phân công công việc. Là một vị sếp trẻ tuổi, bạn cần có cái nhìn tiến bộ hơn bằng cách dành thời gian tìm hiểu thế mạnh, hạn chế của từng nhân viên, đánh giá khả năng hoàn thành và chịu trách nhiệm trong công việc của họ.
Ngoài ra, bạn cần để ý xem mỗi người có nguyện vọng gì và năng lực của họ có phù hợp hay không. Hãy xác định những gì bạn có thể làm để thúc đẩy lợi ích của họ và tận dụng tốt những kỹ năng, kinh nghiệm người ta có. Sau đó, bạn nên có chế độ đãi ngộ phù hợp để đảm bảo vẫn giữ chân được người tài.
- Đừng bó buộc suy nghĩ của mình
Bạn là sếp trẻ, với nhiều ấp ủ cần thực hiện, đừng cố gắng bắt mình gò mình theo những suy nghĩ có sẵn, cứng nhắc theo hướng của người đi trước. Một điều tối kị là không nên bắt nhân viên làm theo khuôn khổ sáo mòn, giết chết sự sáng tạo. Trước khi đưa ra quyết định thực hiện một công việc, bạn nên phân chia thành các nhóm, “trưng cầu dân ý”, thu thập ý kiến phản hồi của mọi người rồi mới thống nhất hướng đi cuối cùng. Nếu thấy ý kiến của các đồng nghiệp là phù hợp, đừng vì tự ái cá nhân mà bỏ qua. Cần nhớ rằng, dù bạn là sếp nhưng nhân viên của bạn rất nhiều người dày dạn kinh nghiệm, họ có nhiều ý tưởng tốt để cải thiện năng suất công việc và hiệu quả làm việc của cả nhóm. Vì thế, đừng vì cái tôi quá lớn mà gạt hết đóng góp của mọi người bởi chính nhân viên của bạn cũng chờ đợi ở vị sếp trẻ nhiều ý tưởng đột phá.
- Xây dựng đội ngũ cấp dưới chuyên nghiệp
Nhiều người quản lý mắc sai lầm khi phân công một người quá nhiều việc và sự ôm đồm ấy không mang lại hiệu quả tích cực. Đừng để bất kì một thành viên nào trong nhóm của bạn rơi vào tình trạng nhiều việc nhưng chẳng việc nào ra hồn. Để có thể duy trì vị trí quản lý lâu dài và hiệu quả, bạn cần phải thiết lập một hệ thống cấp dưới chuyên nghiệp, phân công công việc rõ ràng. Cấp dưới của bạn cần có sự phân chia hợp lý, mang tính chuyên nghiệp cao và khuyến khích hoặc tạo điều kiện để họ học hỏi thêm, nâng cao kỹ năng để khi cần đến vấn đề nào bạn cũng có ngay chuyên gia "cây nhà lá vườn".
Những khó khăn, thách thức ở vị sếp là chuyện thường ngày ở huyện, thế nhưng không phải là không có cách giải quyết êm xuôi chúng. Hãy đến với Khoá học “Lần đầu làm sếp” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM để cùng những chuyên gia SAM với dày dạn kinh nghiệp trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp giúp bạn “gỡ rối” cho lần đầu làm sếp.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua
Số điện thoại: (08) 39381118 - 39381119
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn