Nói đến đàm phán có lẽ nhiều người sẽ hay nghĩ đến những cuộc thương thảo nảy lửa. Với những lập luận, phản bán gây gắt được các bên đưa ra nhằm mục đích muốn đạt được lợi ích thiết yếu. Đôi khi đó chỉ là những cuộc họp của các công ty, ban lãnh đạo nhà nước… Vậy rốt cuộc đàm phán là gì? những lợi ích khi đàm phán? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết sau đây của SAM nhé.
Đàm phán là gì?
Đàm phán là quá trình hai hoặc nhiều người trao đổi thông tin và thảo luận về các phương án nhằm đạt được thỏa thuận. Khi có bất đồng hoặc các vấn đề chung cần xử lý, quá trình đàm phán sẽ diễn ra. Khi và chỉ khi cần có sự thống nhất về quyền và lợi ích của các bên thì việc đám phán mới diễn ra. Quá trình đàm phán có thể được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn (lương lượng) hoặc cũng có thể mất vài năm.
Đàm phán còn nhằm với mục đích là để giải quyết những xung đột về mặt lợi ích. Nó chỉ sảy ra khi và chỉ khi các bên tham gia vừa tìm kiếm được những lợi ích chung, đồng thời có một số những mâu thuẫn, xung đột xảy ra, hoặc lợi ích đối lập. Tất cả các bên tham gia sẽ ngồi lại đàm phán không chỉ quan tâm đến lợi ích của chính mình, mà còn phải quan tâm đến những lợi ích khác của đối phương.
Đặc điểm của đàm phán
Đàm phán có thể có nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu đặc điểm của một số loại đám phán nhé.
- Có một số khía cạnh của đàm phán mà bạn cần lưu ý. Cho dù đó là một cuộc trò chuyện thông thường hay một cuộc họp kinh doanh.
- Bạn phải trình bày rõ ràng mục tiêu đàm phán trong quá trình đàm phán. Để thiết lập sự thống nhất, bạn phải đồng thời điều chỉnh các nhu cầu và điều kiện. Điều quan trọng nhất, đạt được các mục tiêu đặt ra trước khi đàm phán.
- Các cuộc đàm phán phải thỏa đáng, hoặc ít nhất là có thể chấp nhận, và phải gián hạn lợi ích của mỗi bên.
- Vị thế, quyền lực và tiềm năng của các bên tham gia vào quá trình đàm phán luôn ảnh hưởng đến quá trình đàm phán.
- Các bên tham gia đàm phán đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đã nghiên cứu kỹ đối phương và mức giới hạn được chấp nhận.
Trên tất cả, hãy ghi nhớ định nghĩa về đàm phán. Mục tiêu của cuộc đàm phán và tại sao bạn cần đàm phán? Chỉ khi đó, bạn mới có thể đàm phán thành công.
Bản chất của việc đàm phán là gì?
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đàm phán và những đặc điểm của đàm phán. Nhưng rốt cuộc bản chất của đàm phán là gì?
- Về mặt bản chất, đàm phán được xem như là một hình thức giao tiếp giữa các bên, để tạo ra những thoả thuận chung. Kết quả nhằm đạt được những thỏa thuận về một vấn để nào đó mà các bên đang quan tâm.
- Đàm phán chỉ sảy ra khi các bên có xảy ra những vấn đề chung cần phải được quan tâm. Tuy nhiên đang có những mâu thuẫn với những lợi ích mà các bên đang quan tâm.
- Đàm phán xảy ra nhằm thỏa mãn được những mục đích thông qua việc trao đổi thoả thuận giữa các bên để đi đến thoả thuận thống nhất.
Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh
Giúp giữ vững lập trường trước đối tác
Một nhà đàm phán thông minh sẽ luôn tin tưởng vào phán đoán của mình và hiếm khi thay đổi ý kiến trong suốt quá trình. Chỉ khi đó, bạn mới có thể thuyết phục người khác đồng ý với mình. Đồng thời, bạn sẽ biết nơi để tìm kiếm thông tin và cách chọn các lập luận tốt nhất.
Những người thiếu chính kiến sẽ gặp bất lợi trong đàm phán. Bởi vì, đặc biệt là trong kinh doanh, bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được đối phương. Vì đối tác sẽ cử người đến thảo luận công việc là những người thông thạo đàm phán. Nếu bạn có kỹ năng đàm phán tốt, bạn sẽ có thể thấy được quan điểm của mình có những điểm mạnh gì.
Cung cấp dữ liệu cho các hướng thuyết phục
Trong những cuộc đàm phán, bạn không chỉ muốn thuyết phục đối phương mà đối tác cũng muốn thuyết phục bạn. Khi bạn có kỹ năng nói chuyện tốt, bạn sẽ biết được:
- Điểm mạnh và yếu của đối tác
- Vì sao họ đàm phán với bạn
- Tại sao phải đàm phán với đối tác
- Bạn sẽ có lợi gì khi hợp tác với đối phương
Đây sẽ là những điều giúp bạn có thêm lợi thế trong buổi đàm phán. Đồng thời bạn sẽ biết những nội dung nào mình không thể thay đổi và những nội dung nào mình có thể thỏa hiệp.
Đảm bảo lợi ích cho các bên
Khi cả hai bên cùng có lợi và thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì sự hợp tác sẽ thành công. Chắc chắn sẽ có vấn đề nếu một bên đàn áp và bên kia thiếu công bằng.
Là dung hòa lợi ích của người cầm trịch lại với nhau. Bạn phải có kinh nghiệm, tài năng và sự tín nhiệm để thuyết phục đối tác của mình rằng những gì họ nhận được là tốt nhất và tất cả các bên đều được đối xử bình đẳng. Sự hiểu biết này sẽ là nền tảng cho sự hợp tác thành công giữa hai bên.
Đẩy nhanh cuộc đàm phán
Quá trình thương lượng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn nếu bạn có khả năng thương lượng vững chắc. Mặc dù còn nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tính cụ thể, quy mô và lĩnh vực, ảnh hưởng đến thời gian đàm phán. Nhiều dự án được thực hiện theo từng giai đoạn và không thể kéo dài quá lâu. Vì nếu diễn ra trong thời gian dài, sẽ tốn kém tiền bạc, thời gian, nhân lực. Do đó, vai trò của đàm phán là xúc tiến quá trình đàm phán để hiệu quả của cả hai bên đạt được tối đa.
Trên đây là thông tin về vấn đề đàm phán là gì? Vậy bạn có hay thường xuyên đàm phán trong công việc hay cuộc sống cá nhân không? Bạn có cho rằng kỹ năng là quan trọng? Hy vọng rằng thông qua bài viết sẽ cung cấp đến cho các bạn thật nhiều thông tin thật bổ ích.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM