Việc các Doanh Nghiệp ngày càng chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực sản xuất càng cho thấy hệ thống các Doanh nghiệp đang hướng tới việc chuyên nghiệp hóa bộ máy quản trị điều hành. Hệ thống quản lý càng chuyên nghiệp, bộ máy Doanh nghiệp vận hành càng trơn tru và hiệu quả hơn. Điều này góp phần tiết giảm chi phí đến mức tối ưu cho doanh nghiệp và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong phân xưởng, một người Quản đốc chuyên nghiệp cần phải nắm vững không những kiến thức về mặt chuyên môn mà còn phải giỏi về điều hành tổng thể. Bắt đầu từ bước nhận đơn hàng sản xuất người Quản đốc phải triển khai được công việc, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất theo kế hoạch đề ra đảm bảo tiến độ hàng hóa và chất lượng thành phẩm. Bên cạnh việc quản lý máy móc, thiết bị, nguồn lực người Quản đốc còn phải dự trù những tình huống phát sinh để xử lý sự cố đột xuất.
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng Quản đốc sản xuất tại các doanh nghiệp rất lớn. Để có thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình người quản đốc phải trải qua một thời gian dài để vừa học vừa làm để lấy kinh nghiệm. Để sẵn sàng tinh thần đảm đương vị trí này người quản đốc cần phải nắm vững công việc của mình .
1. Trách nhiệm của người quản đốc
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu quả nhất.
- Chịu trách nhiệm nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện kế đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm thực hiện tốt các nội quy của Công ty về công tác quản lý lao động, quản lý tài sản và quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp.
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan của Công ty, thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, tuần, tháng.
- Triển khai xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
- Xây dựng định mức sản xuất (vật tư, nhân công,…) đối với từng sản phẩm.
- Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của xưởng theo quy định, kịp thời nhanh chóng đúng quy trình, quy định.
- Xây dựng các đề án phát triển, phương án hoạt động theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ phân xưởng.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra, đề xuất các phương án chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp.
- Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động theo các lĩnh vực chuyên môn của xưởng.
- Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác của Công ty trong quá trình hoạt động.
2. Công việc cụ thể của quản đốc sản xuất:
Ngoài những trách nhiệm chung, người Quản đốc sản xuất cần nắm chi tiết công việc của mình để có thể làm việc hiệu quả, phối hợp với các bộ phận tốt hơn.
a. Tổ chức phân xưởng:
- Tiếp quản mô hình quản lý, sản xuất và cơ cấu tổ chức, cập nhập và cải tiến.
- Thiết lập cơ chế vận hành trong sản xuất
- Thiết lập KPIs và hệ thống báo cáo
b. Chiến lược và kế hoạch sản xuất:
- Thiết lập chiến lược và kế hoạch sản xuất trong tổng thể kế hoạch của công ty
- Hoạch định chiến lược và kế hoạch sản xuất
- Phát triển kế hoạch sản xuất linh hoạt
- Thực thi, kiểm soát và đánh giá các kế hoạch đã đưa ra.
- Lên kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc, công cụ sản xuất định kỳ.
c. Quản lý sản xuất và kiểm soát chi phí:
- Xây dựng và kiểm soát quy trình trên phân xưởng sản xuất
- Kiểm soát chi phí và giảm lãng phí trong sản xuất
- Sử dụng các các công cụ hỗ trợ trong việc tối ưu giá thành sản xuất
d. Quản lý chất lượng:
- Nắm vững các nguyên tắc quản lý chất lượng và quan điểm hiện đại
- Hiểu rõ các hệ thống quản lý chất lượng ứng đối với các loại hình sản xuất
- Thiết lập, vận hành hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
e. Quản lý hậu cần sản xuất:
- Tư duy và phương pháp hiện đại về hậu cần sản xuất
- Thực hiện công tác quản trị nhà cung cấp và các nghiệp vụ liên quan đến cung ứng, vận chuyển, nguyên vật liệu,…
- Có kinh nghiệm trong công tác quản trị kho bãi và các nghiệp vụ liên quan đến dự báo nhu cầu, quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và hệ thống thông tin.
f. Quản lý đội ngũ:
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo đội ngũ để hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thực hiện công việc đạt hiệu suất cao nhất
i. Đánh giá nhân sự trong sản xuất:
- Đánh giá thái độ, năng lực và thành tích trong sản xuất, lấy đó làm cơ sở thưởng - phạt khích lệ, động viên tinh thần làm việc của nhân viên
Khối lượng công việc của người quản đốc sản xuất rất nhiều, đòi hỏi người quản đốc phải có rất nhiều kĩ năng và kiến thức chuyên ngành. Việc tìm hiểu, nâng cao thêm những kiến thức chuyên ngành sẽ giúp người quản đốc dễ dàng thực hiện tốt các công việc hơn. Trường SAM giới thiệu đến các bạn khóa đào tạo "Quản đốc sản xuất chuyên nghiệp". Khóa học sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức, kỹ năng người quản đốc đang thiếu hoặc muốn cải thiện. Ngoài ra học viên còn có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm từ những anh chị học viên đến từ nhiều công ty, doanh nghiệp khác cùng tham gia khóa học này để bổ sung thêm kiến thức cho mình
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua
Số điện thoại: (028)3938 1118 - 3938 1119
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn
Xem thông tin chi tiết Chương trình tại đây