Cách quản lý con người hiệu quả trong mỗi doanh nghiệp sẽ thể hiện được doanh nghiệp đó mạnh hay yếu. Trong thời đại ngày nay, các nhà quản lý doanh nghiệp ngoài năng lực phát triển kinh tế doanh nghiệp, còn phải có kỹ năng quản lý con người hiệu quả.
Thay đổi nhân sự là chuyện tất yếu và thường ngày phải đối mặt. Khi một nhân sự ra đi, hay nhân sự mới chuyển vào luôn làm ảnh hưởng tới tài lực và trí lực. Hao tốn chi phí thì nhiều mà chưa biết đã thu vào được bao nhiêu. Nếu một quản lý doanh nghiệp không có kỹ năng quản lý con người hiệu quả, đừng mong chờ bạn sẽ hội nhập được với thị trường.
Vậy quản lý con người là gì? Làm sao biết đâu là cách quản lý con người hiệu quả nhất?
Quản lý con người là gì?
Quản lý con người là cách vừa điều hòa vừa kiểm soát, đảm bảo sự hài hòa và chấp thuận được giữa các lợi ích, nguyện vọng giữa doanh nghiệp và nhân sự. Đồng thời nó cũng phải giúp cho sự phát triển trong năng lực cá nhân lẫn doanh nghiệp. Nó sẽ điều hóa được các yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp với xã hội hiện tại.
Cách quản lý con người hiệu quả nhất trong doanh nghiệp là gì?
Nó tùy thuộc vào tính chất đặc trưng và mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cấp quản lý có thể dựa trên những yếu tố sau, để thiết lập cách quản lý con người hiệu quả trong doanh nghiệp:
+ Xác định nhiệm vụ, vị trí của từng nhân viên trong từng bộ phận, và đối với tập thể doanh nghiệp. Quản lý cần xác định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ và vai trò của nhân sự trong tập thể.
+ Đào tạo nhân sự mới và cũ với các chiến lược phát triển nhân sự cụ thể. Bồi dưỡng cũng như hướng dẫn nhân viên, giúp thực hiện tốt vai trò và công việc của họ. KynaBiz luôn nhấn mạnh vai trò của công tác đào tạo nhân sự rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, và cả trong kỹ năng quản lý con người hiệu quả.
+ Tạo ra môi trường, văn hóa giao lưu giữa đội ngũ nhân sự với nhau, và với các cấp quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tạo mọi điều kiện, giúp nhân viên vừa phát huy năng lực và cống hiến, nhưng vẫn cân bằng được cuộc sống với công việc. Doanh nghiệp cần tạo cầu nối gắn kết nhân viên lại với nhau, thành một tập thể vững mạnh, giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp có cách quản lý con người hiệu quả sẽ giúp giữ chân nhân tài?
Leigh Branham, tác giả của cuốn sách “7 lý do nhân sự chuyển việc” đã cho thấy có một sự thật khó tin nhưng phải tin. Đó là nhận thức giữa quản lý và nhân sự thực sự khác biệt nhau một trời một vực.
Khi được hỏi về lý do nhân viên chuyển việc:
- Lãnh đạo cho rằng nhân viên muốn tăng thu nhập, chiếm tới 89%; và chỉ có 11% lãnh đạo cho các ý kiến khác.
- Nhân viên muốn chuyển việc vì những lý do khác, chiếm tới 88%, và chỉ có 12% nhân viên là vì lý do lương bổng.
Bạn có thể thấy, nếu một doanh nghiệp không thể thấu hiểu nhân viên, doanh nghiệp không thể có được kỹ năng quản lý con người hiệu quả thực sự.
Và một điều nữa chúng ta có thể thấy, cách quản lý con người từ các quản lý ảnh hưởng tới việc nhân sự đi hay ở. Như vậy, “giữ chân nhân tài” được hay không là tùy thuộc vào cách quản lý con người. Nếu doanh nghiệp không thay đổi và tim hiểu nhân viên của mình, nhân tài sẽ khó có thể ở lại lâu dài. Hậu quả là doanh nghiệp mất cơ hội cạnh tranh thị trường càng cao hơn, vì nhân sự là tài sản của doanh nghiệp.
7 gợi ý để doanh nghiệp có cách quản lý con người hiệu quả
1/ Cho nhân viên có cảm giác tự hào vì công việc của họ
Đó là hãy thể hiện sự tin tưởng, đánh giá cao các nỗ lực làm việc độc lập, cũng như khả năng quản lý và xử lý tình huống của nhân viên. Khi nhân viên được khen ngợi hay khuyến khích, họ sẽ làm việc năng suất gấp 3,4 lần.
2/ Không gò bó hay ràng buộc quá nhiều với nhân viên
Tinh thần nhân viên sẽ vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn khi quản lý ít ràng buộc quy định. Vậy những quy định nào thì không nên quá khắt khe? Đó là các quy định về giờ giấc, trang phục hoặc ngôn ngữ nói hàng ngày. Nhân viên bớt khó chịu, ít phàn nàn về sếp hay các đồng nghiệp thì sẽ luôn nghĩ về công ty và cống hiến nhiều hơn.
3/ Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc
Nhân viên sẽ biết ơn và cảm kích các quản lý khi tận tình hướng dẫn, và cho họ không gian riêng để phát huy năng lực. Nó giúp họ cân bằng và duy trì hiệu quả công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Họ cảm thấy được tôn trọng càng nhiều càng thúc đẩy năng lực và đạt được nhiều thành công hơn. Doanh nghiệp cũng được thúc đẩy phát triển tốt hơn.
4/ Tạo môi trường làm việc với niềm tin và sự tôn trọng
Môi trường làm việc tự do, phòng ốc thoáng đãng tạo không khí thoải mái cho nhân viên làm việc. Đồng thời các cấp quản lý có kỹ năng quản lý con người hiệu quả với việc thể hiện niềm tin và tôn trọng, sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc. Quản lý chỉ hỗ trợ khi cần thiết, không xen ngang, cũng như “cầm tay chỉ việc”, sẽ giúp nhân viên tăng sức sáng tạo và tự chủ trong công việc.
5/ Cách quản lý con người hiệu quả là nâng cao kỹ năng giao tiếp
Quản lý cần nâng cao kỹ năng giao tiếp mỗi ngày, đồng thời cần mở “rộng cửa” với các nhân viên trong truyền đạt thông tin. Giao tiếp sẽ giúp nhân viên hiểu hơn về công việc được giao, cũng như chỉ đạo được các công việc cần thiết một cách nhanh chóng và rõ ràng.
Nó cũng quyết định khả năng đào tạo nhân sự thành công khi quản lý trực tiếp đào tạo cho nhân viên mới. Đào tạo tốt thì nhân viên sẽ thích ứng tốt hơn với công việc, bắt tay vào làm việc hiệu quả hơn ngay từ ban đầu.
6/ Sử dụng công nghệ trong quản lý công việc
Công nghệ có khả năng gắn kết nhân viên, quản lý công việc mà không lo về khoảng cách địa lý, không gian hay thời gian. Các thiết bị di động như Smartphone, Tablet giúp trò chuyện trực tiếp dù bạn không có ở văn phòng. Thậm chí bạn còn có thể đọc, truy vấn, chia sẻ tài liệu với nhân viên mà không cần phải in ấn hay ghi chú lại.
Sử dụng các ứng dụng công nghệ số giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong quản lý nhân sự cũng như vẫn duy trì gắn kết nhân viên mọi lúc mọi nơi.
7/ Đề ra thói quen và nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cách quản lý con người hiệu quả
Với những nhân viên của mình, dù bạn cho họ không gian và thời gian để họ thoải mái làm việc nhưng vẫn cần có những quy định cơ bản. Những quy định này sẽ giúp nhân viên không vượt quá ranh giới công việc. Đặc biệt là với những nhân viên có tư duy yếu hơn hoặc thiếu khả năng làm việc độc lập. Nếu bạn “thả rông” họ như những nhân viên bình thường, họ sẽ bối rối, mất phương hướng trong cách làm việc cũng như kiểm soát được tốt mọi thứ.
Là nhà quản lý, bạn cần có thời gian để trò chuyện, giải đáp thắc mắc và tư vấn cho nhân viên. Và cả với những nhân viên bất kham, khó tính hoặc cái tôi quá cao thì bạn cũng có thể “cầm cương” để giữ họ lại khi cần thiết. Và bạn sẽ vẫn giữ được nhân tài, lại có thể bồi dưỡng ra những nhân tài khác.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM