Kỹ năng quản trị là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà lãnh đạo nào. Bởi lẽ, khi tích cực trang bị cho mình các kỹ năng giúp bạn quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Bài viết của SAM ngày hôm nay sẽ gợi ý cho bạn 5 kỹ năng quản trị mà ai cũng nên có. Hãy theo dõi ngay bây giờ để xem đó là những kỹ năng cần thiết nào nhé!
Kỹ năng quản trị là gì?
Chúng ta có thể hiểu, kỹ năng quản trị là khả năng, kinh nghiệm và mức độ thành thạo trong quá trình thực hiện công việc. Nó đòi hỏi bạn phải biết sử dụng kiến thức, năng lực của bản thân để giải quyết các tình huống được phân công cũng như phát sinh trong công việc. Bạn có thể cùng bàn bạc hoặc thông qua các cá nhân, đội nhóm khác nhau để thực hiện kế hoạch này.
Tầm quan trọng của các kỹ năng phụ thuộc vào mỗi cấp bậc quản trị khác nhau. Cụ thể, kỹ năng tư duy sẽ được yêu cầu nhiều hơn ở các cấp quản trị càng cao. Ngược lại, đối với cấp quản trị thấp thì kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật lại trở nên cần thiết hơn, còn kỹ năng nhân sự thì ở cấp độ nào cũng quan trọng.
Các nhà tuyển dụng thường tìm cách thuê những ứng viên có kỹ năng quản trị vì họ có kiến thức rộng về các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như kế toán, tiếp thị, bảo hiểm, tài chính, quản trị, khoa học quản lý và quản lý nguồn nhân lực. Họ cũng có thể giám sát hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau trong công ty vì họ hiểu rõ về cách thức từng chức năng. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng theo dõi xu hướng thị trường và tư vấn cho công ty của họ về cách ứng phó để duy trì tính cạnh tranh.
5 kỹ năng quản trị mà nhà quản lý nào cũng nên có
Kỹ năng quản trị là kết quả của cả một quá trình làm việc, tích lũy, học hỏi trao dồi không ngừng nghỉ về nhiều nhóm kỹ năng và kiến thức. Để có thể trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn phải có sự đầu tư nghiêm túc về lộ trình nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân một cách rõ ràng. Có như thế, bạn mới có thể đạt được những kết quả mà mình mong đợi.
1. Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược
Sự khác biệt lớn nhất giữa một nhân viên và một nhà quản trị đó là về kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược. Khi còn là một nhân viên, bạn luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu KPI đặt ra, đó chính là một ví dụ về bản kế hoạch mà cấp trên của bạn (quản trị viên cấp cơ sở) giao cho từng cá nhân thực hiện. Đối với quản trị viên cấp cao hơn thì yêu cầu về kỹ năng tư duy chiến lược càng cao và cần có tầm nhìn dài hạn hơn.
Việc lập kế hoạch và tư duy chiến lược trong công việc sẽ giúp người quản lý phác họa rõ nét những công việc mà họ cần làm để phát triển. Vì vậy, bên cạnh việc tập trung vào các nhiệm vụ hiện tại thì bạn cần phải lập kế hoạch chi tiết cho tương lai. Điều này có nghĩa là thiết lập các ưu tiên phù hợp với mục tiêu của công ty, xem xét các hệ thống chính sách và tham gia đào tạo quản lý các hoạt động của đội nhóm.
Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ nhiệm vụ của mình là gì? Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của phòng ban bạn phụ trách là gì? Từ những nguồn lực (về con người và tài chính) bạn sẽ vạch ra kế hoạch hành động cụ thể. Trên thực tế kế hoạch luôn có sự thay đổi liên tục do cả yếu tố khách quan – chủ quan, nhưng với tư duy chiến lược rõ ràng, bạn sẽ có kế hoạch dự phòng để ứng biến với những thay đổi này.
2. Kỹ năng quản lý và đào tạo
Tiếp đến, bạn cần phải có kỹ năng quản lý và đào tạo nhân viên. Kỹ năng quản lý bao gồm việc điều hành, tổ chức công việc và hoạch định các chiến lược chung:
Điều hành và tổ chức công việc bao gồm phân bổ nguồn lực công việc hợp lý và hiệu quả nhằm tăng hiệu suất của nhân viên cấp dưới để thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
Hoạch định là việc thiết lập các mục tiêu từ nhỏ đến lớn, từ mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn. Để có thể hoạch định được các mục tiêu, người quản lý cần có tầm nhìn để xác định đúng hướng đi của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đưa ra quyết định trong công việc, các nhà quản lý cũng cần đóng một vai trò hỗ trợ và đào tạo nhân viên nhằm xây dựng các chương trình nâng cao năng lực nghề nghiệp cho nhân viên của mình. Là một nhà quản lý, bạn nên chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho đội nhóm của mình. Từ đó, giúp họ xây dựng sự tự tin và phát triển năng lực cá nhân để đóng góp chung vào sự phát triển của doanh nghiệp.
3. Kỹ năng quản lý nhân sự
Kỹ năng quản lý nhân sự bao gồm các kiến thức nhân sự, khả năng điều phối con người và làm hài hòa các mối quan hệ. Điều này giúp kết nối từng nhân viên thành một mạng lưới vững chắc để thực hiện mục tiêu chung cho doanh nghiệp. Kỹ năng quản trị nhân sự không hề dễ dàng tẹo nào, ngược lại đòi hỏi nhà quản lý phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn và cả “đọc vị” được tâm lý nhân viên.
Việc quản lý nhân viên trong một doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển chung của tổ chức. Nhà quản lý khi có thể sắp xếp nhân viên đúng vị trí công việc sẽ phát huy tốt năng lực của họ và đóng góp tích cực vào tình hình kinh doanh của tổ chức. Ngược lại, nếu phân công sai người sẽ làm cản trở quá trình thực hiện các mục tiêu chung.
4. Kỹ năng giao tiếp và tạo động lực
Hiện nay, các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, trình bày hay kỹ năng quản trị cảm xúc được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý. Là một nhà quản lý, bạn cần đảm bảo kỹ năng giao tiếp của mình thật tốt. Bạn cần phải làm việc với nhiều người từ nhân viên đến trưởng phòng đến khách hàng, đối tác,… theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn như qua email, điện thoại và các cuộc họp trực tiếp với các bộ phận. Nên việc đảm bảo giao tiếp rõ ràng, rành mạch và hiệu quả là điều kiện cần thiết.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi công việc với nhân viên của mình. Bạn nên tổ chức các cuộc họp nhóm hàng tuần hoặc hàng tháng để lắng nghe nhân viên của mình nói nhiều hơn. Khi giao tiếp, hãy cho cấp dưới biết rằng họ đóng góp một phần rất quan trọng bằng cách luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ.
Việc thể hiện một thái độ cởi mở, tích cực trong công việc giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ và lành mạnh. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt về kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Nó giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng làm việc cũng như trao đổi thông tin với nhân viên của mình. Bên cạnh đó, người quản lý cần phải tạo động lực và châm ngòi ngọn lửa nhiệt huyết, cống hiến trong mỗi nhân viên.
5. Nhận thức về thương mại
Việc nhận diện được các vấn đề về thương mại sẽ giúp nhà quản lý có định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp trước những biến động của nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhận thức thương mại hay sự nhạy bén kinh doanh có thể làm nên một sự khác biệt rất lớn trong sự nghiệp của bạn, cho dù bạn chỉ là bắt đầu hoặc bạn là một chuyên gia có kinh nghiệm. Với nó, bạn sẽ đưa ra các quyết đinh hợp lý, tốt nhất. Nếu không, quyết định của bạn sẽ nông cạn và mọi người sẽ nhanh chóng mất đi sự tin tưởng với bạn.
Để có được sự nhận thức tốt về thương mại, bạn sẽ cần chứng minh rằng bạn: nhận thức được nhiệm vụ và mục đích của tổ chức, hiểu rõ về lĩnh vực mà công ty có liên quan, sở hữu kiến thức về các vấn đề chính trị và kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp, biết về các đối thủ cạnh tranh. Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm việc làm giám đốc kinh doanh thì đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết cho bạn trong bối cảnh hội nhập hiện nay về thương hiệu doanh nghiệp.
Hãy nhớ rằng phải làm việc để xây dựng nhận thức thương mại. Bạn không thể phát triển sự hiểu biết sâu sắc qua một đêm; và nó nên là một phần của sự phát triển nghề nghiệp liên tục của bạn. Do đó hãy luôn luôn nỗ lực tìm hiểu thêm về tổ chức của bạn, thị trường của bạn, và ngành công nghiệp của bạn.
Kết luận
Trên đây là 5 kỹ năng quản trị mà nhà quản lý nào cũng nên trang bị cho mình. Song song với việc sử dụng các giải pháp quản lý thì bạn hoàn toàn có thể nhận thêm sự hỗ trợ từ nhiều công cụ khác nhau nhằm tăng tính hiệu quả cho quy trình quản trị.
Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM