Trong Quản trị học, quyền hạn luôn gắn liền với trách nhiệm, để có thể làm tròn trách nhiệm công việc ở một vị trí, mỗi cá nhân phải có một quyền hạn nhất định: Hẳn là một CEO không thể điều hành doanh nghiệp nếu không có quyền hạn ra quyết định, điều hành hoạt động, định hướng cho các dự án. Một giám đốc nhân sự của Doanh nghiệp sẽ không thể nào đảm bảo được nguồn nhân lực của Doanh nghiệp nếu không có quyền hạn trong việc quyết định: Tuyển dụng bao nhiêu? Tuyển dụng những người thế nào? Chương trình huấn luyện đào tạo ra sao?...
Như chúng ta đã biết, tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi việc lớn nhỏ trong tổ sản xuất của mình. Từ việc đảm bảo trang thiết bị sẵn sàng hoạt động khi vào ca sản xuất, đảm bảo các thành viên trong tổ đến đúng giờ, điểm danh công nhân trực tiếp trên tổ, giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất...Đến việc người chịu trách nhiệm về năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo thời gian giao hàng đúng quy định, chiu trách nhiệm đến cuối cùng sản phẩm chuyền mình làm ra, giao nộp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch. Chịu trách nhiệm sử dụng lao động đảm bảo: đúng công việc, đủ năng lực, và công bằng để công nhân có mức thu nhập hợp lý. Phải căn cứ vào khả năng lao động, tay nghề của công nhân để bố trí công việc trên từng công đoạn dựa thiết kế chuyền của Phòng KTCN. Là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước Quản đốc xưởng về việc nhận và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.
Từ những điều kể trên, nhận thấy rằng trách nhiệm trên vai tổ trưởng sản xuất không hề đơn giản chút nào. Để làm tròn những trách nhiệm ấy, người tổ trưởng sản xuất có những quyền hạn gì? Đó là:
- Thường xuyên tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất để sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của tổ sản xuất mình. Bên cạnh đó kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động; xét khen thưởng và kỷ luật đối với công tác KTAT-BHLĐ của chi nhánh, đội, phân xưởng...
- Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở; lập và duyệt các phương án thiết kế, phương án thi công và biện pháp an toàn; tham gia nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng các thiết bị, vật tư… thuộc phạm vi được phân cấp.
- Có quyền từ chối nhận người lao động nếu xét thấy không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh lao động hay từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động trong tổ và báo cáo kịp thời với các cấp lãnh đạo để xử lý.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh mâu thuẫn giữa các tổ viên, đảm bảo sao cho các công nhân cảm thấy thoải mái và chuyên tâm hoàn thành công việc được giao.
Làm tổ trưởng sản xuất khó hay dễ?
Đó là một công việc đòi hỏi rất nhiều kĩ năng chuyên môn cũng như kĩ năng mềm trong việc quản trị con người nhưng nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu tổ trưởng sản xuất ý thức được vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Nếu còn lăn tăn về những vấn đề ấy, hãy đến với khóa học “Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp” của Trường Đào tạo Kỹ năng Quản lý SAM với đội ngũ giảng viên tâm quyết sẽ phần nào giải quyết tất cả những vướng mắc, giải tỏa những nỗi lo, cung ứng những giải pháp và trang bị những kỹ năng để người đảm trách vai trò Tổ trưởng sản xuất.
------------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết về khóa học, Anh/ Chị có thể liên hệ BP. Tư vấn Trường SAM qua
Số điện thoại: (028)3839 1118 - 3839 1119
Hoặc email: info@sam.edu.vn; tuvan@sam.edu.vn